Tổng thống Putin: Nga sẽ bảo vệ lợi ích của mình nếu nước khác từ chối đối thoại
Phát biểu của Tổng thống Nga Putin được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng mới giữa Nga và phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thông điệp liên bang hôm 21/4 cho biết Matxcơva sẽ có biện pháp “không cân xứng” để bảo vệ lợi ích quốc gia trong trường hợp các nước khác từ chối đối thoại.
Ông Putin nói trước các nhà lập pháp từ cả hai viện của Quốc hội Nga: “Các hành động không thân thiện đối với Nga không dừng lại. Trong những trường hợp này, chúng ta đã cư xử hết sức kiềm chế, thậm chí là khiêm nhường, thường để yên mà không đáp trả những hành động thiếu thân thiện và thô lỗ trắng trợn”.
Tổng thống Nga Putin. (Ảnh: New York Times)
Ông Putin cảnh báo: “Ở một số quốc gia, họ đã có thói quen ăn sâu đó là kéo Nga vào vì bất kỳ lý do gì. Như một môn thể thao vậy… Chúng ta thực sự không muốn đốt cầu nối, và muốn có quan hệ tốt với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế. Nhưng nếu ai đó coi thiện chí của chúng ta là sự thờ ơ hoặc yếu kém, thậm chí sẵn sàng đốt cháy, làm nổ tung những mối quan hệ đó, thì Nga sẽ có phản ứng không cân xứng, nhanh chóng và cứng rắn”.
Video đang HOT
Tổng thống Nga nói thêm rằng ông hy vọng không có quốc gia nào cố gắng vượt qua bất kỳ “lằn ranh đỏ” nào của Nga.
Ông Putin đưa ra bình luận của mình vào thời điểm quan hệ với Mỹ và châu Âu đang căng thẳng nghiêm trọng, liên quan đến vấn đề Ukraine và nhân vật đối lập Alexei Navalny.
Bình luận về các mối quan hệ là một trong những điểm nhấn của bài phát biểu dài 78 phút của Tổng thống Nga, có nội dung nhắc nhiều đến phản ứng của Nga đối với đại dịch COVID-19 và những hệ quả khó khăn về kinh tế.
Những tuần gần đây sự đối đầu giữa Nga và các nước phương Tây gia tăng. Các nước phương Tây cho rằng Matxcơva đang điều hàng chục nghìn quân đến gần Ukraine.
Tuần trước Mỹ thắt chặt các biện pháp trừng phạt vì cáo buộc Nga liên quan đến vụ xâm nhập hệ thống máy tính cơ quan chính phủ Mỹ và can thiệp bầu cử. Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc cáo buộc Nga có vai trò trong các vụ nổ tại một kho vũ khí vào năm 2014. Cả hai nước đều trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
Nga phủ nhận các cáo buộc và đáp trả bằng hành động trục xuất tương tự.
Putin: Navalny sẽ chết nếu bị đặc vụ Nga đầu độc
Tổng thống Nga bác tin FSB đứng sau vụ đầu độc Alexei Navalny, nói rằng nếu do Nga thực hiện, lãnh đạo đối lập này sẽ không còn sống.
Phát biểu với các phóng viên trong cuộc họp báo cuối năm thường niên hôm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả cáo buộc rằng chuyên gia vũ khí hóa học thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) theo dõi lãnh đạo đối lập Alexei Navalny trong nhiều năm chỉ là một phần trong những thông tin bịa đặt do tình báo Mỹ cung cấp.
"Đó là một thủ thuật để công kích các lãnh đạo Nga", Tổng thống Nga cho hay.
Putin cho rằng Navalny nhận được sự hậu thuẫn từ tình báo Mỹ, nên các cơ quan an ninh Nga đã để mắt đến ông ta. "Nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa cần phải hạ độc anh ta. Ai cần anh ta chứ", Putin nói. "Nếu ai đó muốn đầu độc anh ta, họ sẽ kết liễu anh ta".
Tổng thống Nga tránh gọi tên trực tiếp Navalny trong cuộc họp báo, chỉ đề cập tới lãnh đạo đối lập này là "bệnh nhân ở phòng khám Berlin".
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo thường niên tại dinh thự ở ngoại ô Moskva hôm nay. Ảnh: AFP .
Navalny, 44 tuổi, bị ốm nặng trong chuyến bay từ Siberia đến Moskva vào tháng 8 và phải nhập viện tại thành phố Omsk của Nga trước khi được đưa đến Berlin để điều trị. Chuyên gia một số nước phương Tây kết luận Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok thời Liên Xô. Moskva nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Một báo cáo truyền thông chung tuần này tiết lộ những gì họ cho là tên và ảnh của các chuyên gia vũ khí hóa học FSB theo dõi Navalny trong nhiều năm, bắt đầu từ 2017. Báo cáo chung về Navalny không xác nhận bất kỳ liên hệ trực tiếp nào giữa Navalny và các điệp viên được nêu tên.
Navalny cho rằng những bình luận của Putin là một sự thừa nhận. "Putin đã thừa nhận mọi chuyện", Navalny đăng Twitter. "Chính thế đấy, FSB đã theo dõi tôi trong 4 năm".
Navalny trước đó cáo buộc Putin đứng sau vụ đầu độc, song Điện Kremlin nhiều lần bác bỏ. Lãnh đạo đối lập này cũng tuyên bố sẽ trở lại Nga sau khi bình phục hoàn toàn ở Đức.
Việc Navalny nghi bị đầu độc bằng Novichok đã khiến Liên minh châu Âu áp lệnh cấm nhập cảnh và đóng băng tài khoản ngân hàng của 6 người bị nghi ngờ chịu trách nhiệm, gồm giám đốc FSB Alexander Bortnikov.
Điện Kremlin: Cuộc gặp cấp cao Nga-Mỹ không diễn ra bên lề Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu Hôm 20/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden, cũng như với các nguyên thủ quốc gia khác, chưa nằm trong kế hoạch của Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu sắp tới. Điện Kremlin: Chưa có kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh...