Tổng thống Putin: Nga không trừng phạt đáp trả phương Tây
Tuy nhiên nước này sẽ xem xét khả năng hợp tác với các công ty của phương Tây trong đó có các dự án năng lượng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 29/4 tuyên bố, Nga sẽ không áp đặt các lệnh trừng phạt để đáp trả lại Mỹ và phương Tây song sẽ xem xét khả năng hợp tác với các công ty của họ, trong đó có những dự án năng lượng.
Mặt khác, Nga đang thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong Liên minh thuế quan với Kazakhstan và Belarus. Đó là nội dung phát biểu của Tổng thống Nga Putin sau cuộc gặp với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev hôm qua (29/4).
Tổng thống Nga Putin cùng Tổng thống Belarus, Kazakhstan tại cuộc gặp ngày 29/4 (Ảnh: Getty Images).
Ông Putin nêu rõ: “Chúng ta có thể mang đến chất lượng mới cho sự hợp tác của chúng ta. Điều này sẽ cho phép chúng ta xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh hơn, hiệu quả hơn, thu hút đầu tư từ bên trong và cả bên ngoài. Thị trường chung mà chúng ta tạo nên với dân số 170 triệu người có thể nhận được chất lượng mới, trở nên hấp dẫn và đa dạng hơn”.
Video đang HOT
Tuyên bố của ông Putin đưa ra sau khi Liên minh châu Âu áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm đi lại đối với 15 quan chức Nga liên quan đến khủng hoảng tại Ukraine.
Trước đó, Mỹ đã công bố danh sách 7 quan chức và 17 công ty Nga có liên quan quan đến Tổng thống Putin bị phong tỏa tài sản tại Mỹ và bị cấm đến Mỹ.
Không phải đến bây giờ Nga mới phớt lờ lệnh trừng phạt của phương Tây và chỉ ra những hậu quả ngược lại của lệnh trừng phạt đối với chính các nước này. Chủ tịch Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện) Nga, bà Valentina Matvienko tháng trước từng cảnh báo, việc Liên minh châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga sẽ gây ra thiệt hại kinh tế to lớn cho cả hai bên bởi thị trường Nga đang tiêu thụ khoảng 40% hàng hóa của Liên minh châu Âu.
Chủ tịch Thượng viện Nga nhấn mạnh, đe dọa của Mỹ và phương Tây sẽ không hiệu quả trong thế giới hiện nay mà cần phải chuyển sang đối thoại. Hiện nền kinh tế của Nga đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, do đó rất khó để có thể cô lập Nga./.
Theo VNE
Tổng thống Liên bang Nga thăm Việt Nam cấp Nhà nước
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngày 12/11.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp ở ngoại ô Moskva ngày 20/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sinh ngày 7/10/1952 tại thành phố Leningrad. Ông tốt nghiệp Khoa luật trường Đại học Tổng hợp quốc gia Leningrad và là Phó Tiến sỹ kinh tế, thông thạo tiếng Đức, giao tiếp bằng tiếng Anh.
Năm 1975, ông được cử vào làm việc tại Cơ quan An ninh quốc gia. Từ năm 1985-1991, ông công tác tại Cộng hòa dân chủ Đức. Từ năm 1991-1996, công tác tại chính quyền thành phố Saint Petersburg, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quan hệ đối ngoại của Thị trưởng, sau đó là Phó Chủ tịch Chính phủ Saint Petersburg, Phó Thị trưởng thứ nhất Saint Petersburg, phụ trách quan hệ đối ngoại của thành phố.
Năm 1996, ông chuyển công tác tới Moskva, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Tài chính quản trị của Tổng thống Liên bang Nga.
Ngày 26/3/1997, ông được bổ nhiệm làm Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga. Tháng 5/1998, làm Phó Chánh Văn phòng thứ nhất Tổng thống Liên bang Nga, phụ trách công tác địa phương. Tháng 7/1998 là Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga. Tháng 5/1999, ông là Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga.
Ngày 16/8/1999, ông được Tổng thống bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga. Ngày 31/12/1999, ông được bổ nhiệm làm Quyền Tổng thống Liên bang Nga; ngày 26/3/2000 được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga (nhiệm kỳ 1); ngày 14/3/2004, được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga (nhiệm kỳ 2).
Tháng 5/2008-3/2012, ông là Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga. Ngày 4/3/2012, được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga (nhiệm kỳ 3). Ngày 7/5/2012, ông nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga.
Tháp tùng Tổng thống Liên bang Nga V.V.Putin có ngài Sergey V.Lavrov - Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga; ngài Yury V.Ushakov - Trợ lý Tổng thống Liên bang Nga; ngài Andrey G.Kovtun - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Liên bang Nga tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ngài Sergey E.Donskoy - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga; ngài Dmitry V.Livanov - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và khoa học Liên bang Nga; ngài Vladimir R.Medinsky - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga; ngài Nikolay A.Nikiforov - Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Liên bang Nga; ngài Alexander V.Novak - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Liên bang Nga; bà Veronika I.Skvortsova - Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Nga; ngài Alexey V.Ulyukaev - Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga.
Tham gia đoàn còn có ngài Andrey A.Krainy - Trưởng Cơ quan Liên bang về ngư nghiệp; ngài Alexander V.Fomin - Trưởng Cơ quan Liên bang về sự hợp tác kỹ thuật quân sự; ngài Savva V.Shipov - Trưởng Cơ quan Liên bang về việc công nhận chất lượng; bà Anna Yu.Popova - Quyền Trưởng Cơ quan Liên bang về giám sát trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an sinh con người; ngài Arkady V.Bakhin - Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên bang Nga; ngài Maxim A.Travnikov - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga; ngài Sergey I.Shmatko - Đặc phái viên của Tổng thống Liên bang Nga về sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng; ông Vladimir P.Buyanov - Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Nga-Việt, Hiệu trưởng Học viện Moskva kinh tế và pháp luật.
Theo Dantri
Putin : Washington đứng sau khủng hoảng Ukraine nhưng giấu mậ Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay Mỹ đã đứng sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine ngay từ đầu nhưng giấu mặt. Ông Putin cũng khẳng định không có bất kỳ binh sĩ Nga nào ở phía đông Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin. "Tôi cho rằng những điều đang diễn ra lúc này đã cho thấy ai thực sự là người đạo...