Tổng thống Putin: Nga chưa bao giờ can thiệp công việc của nước khác
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 2/5 nói rằng Moscow chưa bao giờ can thiệp vào các công việc chính trị của bất kỳ quốc gia nào, mặc dù đã từng có những nước tìm cách làm như vậy với Nga.
Thủ tướng Đức lần đầu tới Nga sau 2 năm
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Sochi hôm 2/5 (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc họp báo giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 2/5 tại thành phố Sochi, Nga, một phóng viên đã đặt câu hỏi rằng liệu bà Merkel có lo ngại về nguy cơ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới tại Đức, như cách Moscow được cho là đã từng làm trong cuộc bầu cử Mỹ năm ngoái hay không. Đáp lại câu hỏi này, Tổng thống Putin nói rằng đây chỉ là những tin đồn thất thiệt.
“Bạn vừa đề cập tới một ví dụ (Nga can thiệp bầu cử Mỹ) mà chưa từng được bất kỳ ai hay có bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh. Đó chỉ đơn giản là những tin đồn được sử dụng trong cuộc đấu chính trị tại Mỹ”, ông Putin nói.
Video đang HOT
“Chúng tôi chưa bao giờ can thiệp, cả vào đời sống chính trị lẫn tiến trình chính trị tại các quốc gia khác. Chúng tôi cũng không muốn bất kỳ ai can thiệp vào đời sống chính trị tại Nga. Nhưng không may là, những gì chúng tôi biết lại cho thấy điều ngược lại. Chúng tôi đã nhìn thấy những nỗ lực nhằm can thiệp vào tiến trình chính trị nội bộ tại Nga từ rất lâu rồi. Vì hiểu rằng những nỗ lực này là vô ích và nguy hại như thế nào, nên chúng tôi thậm chí chưa bao giờ nghĩ tới việc can thiệp vào tiến trình chính trị tại các nước khác”, tổng thống Nga nhấn mạnh.
Về phần mình, Thủ tướng Merkel nói rằng bà không phải tuýp người hay “lo sợ”. “Chúng tôi biết tội phạm mạng là một thách thức toàn cầu… nhưng chúng tôi hy vọng rằng cuộc bầu cử Đức sẽ diễn ra suôn sẻ”, bà Merkel cho biết.
Trong cuộc gặp cấp cao tại Sochi, hai nhà lãnh đạo cũng cùng nhau trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như cuộc xung đột tại Syria, tình hình Ukraine, cuộc chiến chống khủng bố và các vấn đề trong quan hệ song phương giữa Nga và Đức. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Merkel tới Nga trong hai năm qua, sau chuyến thăm gần nhất từ tháng 5/2015.
Thành Đạt
Theo RT
Anh phát hiện mối liên hệ giữa đội ngũ của ông Trump với Nga đầu tiên
Cơ quan tình báo Anh được cho là đã phát hiện ra mối liên hệ đáng ngờ giữa đội ngũ tranh cử tổng thống của ông Donald Trump với tình báo Nga từ cuối năm 2015, sau đó thông báo cho phía Mỹ về những dấu hiệu bất thường này.
Trụ sở Cơ quan Chỉ huy Thông tin chính phủ Anh. (Ảnh: GCHQ)
Guardian dẫn nguồn tin thân cận với tình báo Anh cho biết, Cơ quan Chỉ huy Thông tin chính phủ Anh (GCHQ), cơ quan tình báo có nhiệm vụ giám sát viễn thông nước ngoài, đã bắt đầu nhận thấy những "tiếp xúc" khả nghi giữa các cá nhân thuộc đội ngũ tranh cử của ông Trump với các đặc vụ nổi tiếng hoặc nghi là đặc vụ của Nga từ cuối năm 2015, tức một năm trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra.
Thông tin tình báo này sau đó đã được tình báo Anh chuyển cho những người đồng cấp Mỹ như một phần trong quy trình trao đổi thông tin thường lệ giữa hai bên, các nguồn tin cho biết. Trong vòng 6 tháng sau đó, từ cuối năm 2015 đến hè năm 2016, nhiều cơ quan tình báo khác của châu Âu cũng đã cung cấp các thông tin tương tự về mối liên hệ giữa đội ngũ của ông Trump với phía Nga cho tình báo Mỹ, trong đó có Hà Lan, Pháp, Đức, Estonia và Ba Lan.
Một nguồn tin cho biết lãnh đạo GCHQ khi đó là ông Robert Hannigan đã chuyển những thông tin tình báo mà Anh có được cho Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan vào mùa hè năm 2016. Sau đó, ông Brennan đã sử dụng chính các thông tin do GCHQ cung cấp và các tin tình báo từ một số đối tác khác để mở cuộc điều tra về mối liên hệ giữa đội ngũ của ông Trump và Nga.
New York Times đưa tin, vào cuối tháng 8 - đầu tháng 9/2016, ông Brennan đã chuyển một loạt các thông tin mật cho một nhóm gồm 8 lãnh đạo cấp cao nhất của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Ông Brennan đã nói với các lãnh đạo này rằng CIA đã có bằng chứng cho thấy Điện Kremlin có thể đã can thiệp để giúp đỡ ông Trump đắc cử tổng thống.
Một nguồn tin khác nói rằng ông Brennan không tiết lộ nguồn cung cấp các thông tin mật trên, mà chỉ cho biết các đồng minh tình báo của Mỹ đã cung cấp các thông tin này. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, ông Trump sau đó đã biết đến vai trò của GCHQ trong vụ việc này.
Theo Guardian, khi cung cấp các thông tin trên cho phía Mỹ, GCHQ không hề có ý định nhắm mục tiêu tấn công vào ông Trump hay đội ngũ của ông. GCHQ cũng không chủ định tìm kiếm những thông tin này, mà chỉ tình cờ có được khi tiến hành các hoạt động giám sát thường kỳ đối với các cơ quan tình báo của Nga.
Hiện nay, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang tiến hành điều tra để làm rõ nghi vấn về mối liên hệ giữa đội ngũ của ông Trump và Nga trong cuộc bầu cử Mỹ hồi năm ngoái. Theo đó, vai trò của GCHQ trong cuộc điều tra của FBI được cho là vấn đề vô cùng nhạy cảm. Hồi tháng 3, GCHQ đã phải ra thông báo bác bỏ những cáo buộc cho rằng cơ quan này theo dõi ông Trump trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ.
Thành Đạt
Theo Guardian
Ngoại trưởng Mỹ nói quan hệ với Nga "đang xuống thấp" Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói rằng quan hệ giữa Washington và Moscow đang ở mức thấp sau khi ông có cuộc hội đàm với người đồng cấp Sergey Lavrov và Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm Nga hôm 12/4. Bất đồng về nhiều vấn đề "Mối quan hệ (Nga - Mỹ) đang ở mức thấp. Mức độ tin tưởng giữa hai...