Tổng thống Putin: Một khi đã vào Ukraine, quân đội Ba Lan sẽ không bao giờ rời đi
Tổng thống Nga tuyên bố Warsaw mơ được trả lại “vùng đất lịch sử” và bất kỳ nỗ lực nào nhằm đưa quân đội Ba Lan vào Ukraine đều có thể dẫn đến một sự chiếm đóng lâu dài.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVn
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Dmitry Kiselyov, được phát sóng trên đài truyền hình Russia 1 TV và RIA Novosti ngày 13/3, Tổng thống Nga Putin cảnh báo, bất kỳ nỗ lực nào nhằm đưa quân đội Ba Lan vào Ukraine có thể dẫn đến sự chiếm đóng lâu dài.
“Nếu quân đội Ba Lan tiến vào lãnh thổ Ukraine chẳng hạn như để bảo vệ biên giới Ukraine-Belarus, hoặc ở một số nơi khác để thay thế các đơn vị quân đội hậu phương Ukraine tham gia chiến sự ở tiền tuyến, thì tôi nghĩ rằng quân đội Ba Lan sẽ không bao giờ rời đi”, ông Putin nói.
Cảnh báo này được đưa ra sau khi tuần trước Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố rằng việc triển khai quân NATO tới Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga “không phải là không thể tưởng tượng được”. Ông Sikorski khi đó bình luận về một tuyên bố gây tranh cãi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã nói vào cuối tháng trước rằng ông “không thể loại trừ” khả năng binh lính từ khối quân sự NATO sẽ được cử đến hỗ trợ Kiev.
Ông Putin tin rằng giới chức Ba Lan mơ ước được trả lại những vùng đất mà họ coi là của họ về mặt lịch sử, nhưng đã bị chuyển giao cho Ukraine.
“Họ chắc chắn muốn quay trở lại. Vì vậy, nếu các đơn vị chính thức của Ba Lan tiến vào đó, họ khó có thể rời đi”, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố.
Video đang HOT
Trong cuộc gặp tại Quốc hội vào ngày 9/3, nhân kỷ niệm 25 năm Ba Lan gia nhập NATO, Ngoại trưởng Sikorski nói rằng sự hiện diện của lực lượng NATO ở Ukraine “không phải là không thể tưởng tượng được” và ông đánh giá cao tổng thống Pháp vì đã không loại trừ ý tưởng đó.
Tuyên bố của ông Sikorski cũng phản ánh một cuộc tranh luận lớn hơn ở châu Âu về cách giúp đỡ Ukraine khi Nga đang có động lực mạnh trên chiến trường còn Kiev sắp cạn đạn dược và thiếu nhân lực. Quốc hội Mỹ vẫn cản trở gói viện trợ cho Ukraine, gây thêm áp lực về trách nhiệm của châu Âu.
Tháng trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết không thể loại trừ khả năng phương Tây gửi quân tới Ukraine, một bình luận phá vỡ điều cấm kỵ giữa các đồng minh và khiến các nhà lãnh đạo khác phản đối kịch liệt. Các quan chức Pháp sau đó đã tìm cách làm rõ nhận xét của ông Macron nhằm xoa dịu phản ứng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải gửi tín hiệu rõ ràng tới Nga rằng nước này không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine.
Trong khi đó, Điện Kremlin đã cảnh báo rằng nếu NATO gửi quân tham chiến, một cuộc xung đột trực tiếp giữa liên minh này và Nga sẽ là điều không thể tránh khỏi. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng động thái như vậy sẽ có nguy cơ gây ra xung đột hạt nhân toàn cầu.
Báo Nga dự đoán mục tiêu về mặt lãnh thổ trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine
Căn cứ vào loạt tuyên bố công khai mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, báo Pravda (Sự thật) của Nga đã đưa ra dự báo về mục tiêu của ông chủ Điện Kremlin về mặt lãnh thổ trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo các nhà phân tích, ngay từ giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt, Tổng thống Putin đã nói rằng mục tiêu của ông là tiêu diệt chủ nghĩa quốc xã và phi quân sự hóa Ukraine. Trước tình hình năm 2022 sắp kết thúc, quân đội Nga chắc chắn không thể đạt được mục tiêu đó, nếu không thay đổi chế độ ở Kiev.
Phát biểu tại diễn đàn Valdai hồi cuối tháng 10, ông Putin phần nào đã tán thành ý tưởng cho rằng một cuộc nội chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo ở Moskva, ngày 22/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
"Người Nga và người Ukraine là một dân tộc, nhưng thật không may, chúng ta đã chia thành các quốc gia khác nhau, vì một số lý do", Tổng thống Nga nói. Trong thời kỳ thành lập Liên Xô, những thành viên phái Cộng sản Bolshevik Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc đã nhận được các phần lãnh thổ "vốn thuộc về Nga". Đó là lý do chính dẫn đến sự chia rẽ giữa người Nga và người Ukraine.
Do đó, ông Putin khẳng định những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine sẽ bị lấy lại các vùng lãnh thổ này.
Tại cuộc họp báo ngày 22/12, ông Putin nói thêm Nga từ lâu đã phát hiện một cuộc chiến nhằm chống lại người Nga ở Ukraine. Nếu cuộc chiến hiện tại ở Ukraine là "một phần" của nội chiến, thì phần còn lại của nó là cuộc chiến với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vì khối quân sự này không muốn nhân dân Nga được thống nhất.
Căn cứ vào những ý kiến nêu trên, báo Pravda (Sự thật) của Nga đã đưa ra dự báo về mục tiêu của Tổng thống Putin về mặt lãnh thổ trong chiến dịch quân sự đặc biệt như sau:
Nga sẽ mở rộng đến các tỉnh Tiểu Nga (Little Russia) từng là một phần của Đế quốc Nga theo thỏa thuận với Thống soái Bogdan Khmelnitsky. Những khu vực kể trên gồm Kiev, Cherkasy, Poltava và Chernihiv. Ngoài ra còn có các vùng Novorossiya (Nước Nga mới) nằm ở phía Đông Nam của nước Ukraine cũ. Các vùng Cộng hòa Nhân dân Donetsk, Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng cùng với Zaporozhye và Kherson cũng đã bỏ phiếu trưng cầu dân ý gia nhập Nga và được chính quyền Moskva chấp thuận.
Những vùng đất còn lại của Ukraine bao gồm: Odessa, Kharkov, Nikolaev, Dnepropetrovsk và Vùng Kirovograd.
Galicia (gồm Ivano-Frankivsk, Lviv và Ternopil) sẽ không là một phần của nước Nga mới. Nhưng dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc Tổng thống Putin sẽ để người Ba Lan đến Galicia. Moskva có thể sử dụng những vùng lãnh thổ đó để đàm phán với Liên minh châu Âu (EU): dỡ bỏ lệnh trừng phạt và Galicia sẽ độc lập.
Ông chủ Điện Kremlin khẳng Nga không từ chối đàm phán về tình hình xung quanh Ukraine, không giống như các nước khác. "Việc gia tăng chiến sự sẽ dẫn đến những tổn thất phi lý. Khác với phương Tây, Nga không thể hoài nghi về tình hình ở Ukraine. Chúng tôi có một triết lý khác, một thái độ khác với cuộc sống và con người", ông nói thêm.
Những tuyên bố trên cho thấy các bên nên chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến đô thị kéo dài, trong đó Nga sẽ không ném bom rải thảm - chiến thuật mà Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam, Nam Tư và Iraq.
Tại cuộc họp của Bộ Quốc phòng vào ngày 21/12, ông Putin tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine vẫn sẽ tiếp tục và ông mong muốn hoàn thành nó vào cuối năm 2023. Tại sự kiện trên, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cũng đề cập đến những cuộc tấn công đã được lên kế hoạch vào năm 2023.
Binh sĩ Ukraine phóng đạn pháo tại mặt trận Bakhmut, Ukraine, ngày 26/12. Ảnh: Reuters
Theo tờ Neue Zrcher Zeitung của Đức, có hai kịch bản có thể xảy ra: Thứ nhất, bắt đầu từ tháng 4, Lực lượng vũ trang Nga sẽ tiến hành cuộc tấn công lớn ở Donbas. Kết quả là Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ bị phân nhỏ và không thể chiến đấu nữa.
Thứ hai, Nga sẽ kiểm soát toàn bộ Ukraine bằng cách tấn công nước này từ Donbas. Một nhóm quân đội từ Belarus sẽ đến chiếm Kiev. Sau đó, binh lính Nga sẽ tiến đến biên giới Ba Lan để ngăn chặn nguồn cung cấp vũ khí từ phương Tây và kiểm soát Transnistria.
Đáng chú ý, những tuần gần đây, Belarus đã công bố một loạt hoạt động quân sự, trong đó có hoạt động kiểm tra khả năng sẵn sàng và đợt triển khai quân đội Nga tới nước này. Các cuộc diễn tập đã khiến các quan chức Ukraine và phương Tây cho rằng Nga có thể đang lên kế hoạch tấn công vào Ukraine thông qua lãnh thổ Belarus.
Tuy nhiên, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết các cuộc tập trận gần đây không nhằm vào Ukraine và bác bỏ thuyết âm mưu liên quan động thái triển khai lực lượng vũ trang Belarus tại biên giới.
Về phần mình, Tổng thống Putin cho biết: "Nga không quan tâm đến việc mua chuộc bất kỳ ai, điều này đơn giản là vô nghĩa". Ông Putin cho rằng những tin đồn về điều này là ý đồ của kẻ thù giấu mặt muốn ngăn cản hội nhập giữa Nga và Belarus.
Tổng thống Putin cảnh báo: Nga sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân Ngày 13/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo phương Tây rằng về mặt kỹ thuật, Nga đã sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân và nếu Mỹ đưa quân tới Ukraine, Nga sẽ coi đó là động thái leo thang đáng kể cuộc chiến. Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ The Telegraph, khi được hỏi...