Tổng thống Putin lên tiếng việc đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán về việc chấm dứt xung đột với Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
“Tôi muốn nói rằng Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán và bây giờ chúng tôi cũng không từ chối việc đó. Tổng thống Erdogan đã đề cập đến vấn đề này trong cuộc hội đàm hôm nay và tôi đã xác nhận việc đó”, Tổng thống Putin nói trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 4/9.
Tổng thống Putin cho biết Nga không nhận được đề xuất nào về sáng kiến hòa bình mới liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine.
“Chúng tôi đã nghe nói về một số sáng kiến mới (nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine), nhưng điều này chưa từng được thảo luận với chúng tôi. Do vậy, chúng tôi không nhận được bất kỳ sáng kiến nào mới. Còn về việc đàm phán, chúng tôi chưa bao giờ từ chối. Chúng tôi cũng biết về các đề xuất và sáng kiến hòa giải từ cả Trung Quốc và các quốc gia châu Phi”, ông Putin nói.
“Như chúng ta đã biết, thông qua vai trò trung gian của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, một thỏa thuận đã đạt được, các văn bản dự thảo đã được thống nhất giữa các phái đoàn Nga và Ukraine, nhưng sau đó Ukraine đã vứt bỏ chúng! Sau đó, không ai quay lại vấn đề này”, nhà lãnh đạo Nga nói thêm.
Video đang HOT
Ông Putin cũng cho biết Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ luôn quan tâm và chú ý đến việc giải quyết tình hình ở Ukraine “kể cả trong các cuộc đối thoại trực tiếp”.
“Tất nhiên, chúng tôi cảm kích tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vì những nỗ lực của ông ấy trong vấn đề này”, ông Putin nhấn mạnh.
Trong cuộc họp báo, Tổng thống Putin cũng tuyên bố chiến dịch phản công của Ukraine đã thất bại.
“Về việc chiến dịch phản công (của quân đội Ukraine) bị đình trệ, đó không phải là đình trệ, mà đó là một thất bại. Đó là những gì đang diễn ra hiện nay. Chúng tôi sẽ chờ xem chuyện gì xảy ra tiếp theo”, ông Putin nói.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo, cuộc phản công do Ukraine phát động từ đầu tháng 6 đã không thành công. Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong hai tháng qua, Ukraine đã mất hơn 43.000 quân và khoảng 5.000 thiết bị quân sự khác nhau, trong đó có 26 máy bay và 25 xe tăng Leopard.
Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine bế tắc kể từ tháng 3 năm ngoái, dù hai bên khẳng định vẫn để ngỏ đối thoại.
Nga tuyên bố chiến dịch quân sự chỉ chấm dứt khi Ukraine chấp nhận “thực tế lãnh thổ mới”, nghĩa là công nhận các vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga gồm Crimea, Kherson, Zaporizhia, Lugansk và Donetsk.
Trong khi đó, Kiev tuyên bố hòa đàm chỉ diễn ra khi Moscow rút hết quân, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine theo đường biên giới được công nhận năm 1991. Chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh, mọi kế hoạch hòa bình phải dựa trên nền tảng kế hoạch 10 điểm mà ông đưa ra hồi cuối năm ngoái.
Một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc và các nước châu Phi, đã đưa ra các đề xuất hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, những đề xuất này chưa nhận được sự đồng thuận của tất cả các bên.
Tổng thống Putin cảnh báo Ukraine không vào NATO
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo việc Kiev trở thành thành viên NATO đặt ra mối đe dọa với Moscow và sẽ không tăng cường an ninh cho Ukraine trên thực tế.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 13/7, Tổng thống Putin khẳng định việc Ukraine theo đuổi tư cách thành viên khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt ra mối đe dọa với an ninh Nga và cuộc xung đột hiện nay xảy ra với một phần lý do vì Kiev cố gắng gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu, Interfax đưa tin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP
"Tôi chắc chắn rằng điều đó (Ukraine gia nhập NATO-PV) sẽ không làm cải thiện an ninh của chính Ukraine, mà nói chung sẽ khiến thế giới dễ bị tổn thương hơn nhiều và dẫn đến căng thẳng gia tăng trên trường quốc tế", Tổng thống Putin nói. "Tôi không thấy điều gì tốt ở đây cả".
Theo nhà lãnh đạo Nga, bất cứ quốc gia nào cũng có quyền "theo đuổi con đường" đảm bảo an ninh của chính mình. "Chỉ có một vấn đề, đó là việc đảm bảo an ninh của quốc gia này không được trở thành mối đe dọa với quốc gia khác", Tổng thống Putin nêu rõ.
Nhắc tới việc phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine, bao gồm các loại tên lửa tầm xa, ông chủ Điện Kremlin đánh giá các loại khí tài đó có thể "gây ra thiệt hại", nhưng không thể đảo ngược tình thế trên chiến trường.
Ông Putin thông tin thêm, kể từ khi Ukraine mở chiến dịch phản công hôm 4/6, họ đã mất 311 xe tăng các loại, trong đó 1/3 số phương tiện do phương Tây cung cấp, bao gồm cả những chiếc Leopard được kì vọng có thể mang lại ưu thế vượt trội cho lực lượng của Kiev.
"Các quân nhân Ukraine thậm chí từ chối bước vào những chiếc xe tăng đó. Tại sao? Bởi vì họ là mục tiêu ưu tiên của binh sĩ chúng tôi, họ sẽ là những người đầu tiên bị hạ trên chiến trường", ông nói. "Việc chuyển giao vũ khí nước ngoài cho Kiev không thay đổi được gì".
Các tuyên bố trên được ông Putin đưa ra sau khi khối quân sự NATO nhóm họp thượng đỉnh ở Litva và nhất trí rút gọn quá trình kết nạp Ukraine làm thành viên, nhưng thừa nhận quá trình kết nạp Kiev không thể khởi động trước khi cuộc xung đột hiện nay kết thúc.
Trong động thái được mô tả là nhằm "bù đắp" cho Ukraine, lãnh đạo các nước G7, gồm 6 thành viên NATO là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada cùng Nhật Bản đã công bố một cơ chế khung hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay và mở đường đảm bảo an ninh dài hạn cho Kiev.
Cơ chế khung đó có những cam kết về việc G7 sẽ cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hiện đại, huấn luyện quân sự, chia sẻ thông tin tình báo. Tuy nhiên, nội dung về hỗ trợ chi tiết của từng nước đối với Ukraine sẽ cần được cụ thể hóa trong các thỏa thuận song phương với Ukraine.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Paris sẽ viện trợ Ukraine tên lửa tầm xa SCALP đạt tầm bắn đến 250km; còn Thủ tướng Đức Olaf Scholz công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 700 triệu Euro.
Quan chức Nga nói Ukraine từng sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolay Patrushev cho biết giới chức Ukraine từng sẵn sàng giải quyết xung đột với Nga nhưng đã từ bỏ dưới áp lực của Mỹ. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev. Ảnh: TASS "Nếu không chịu áp lực từ Mỹ thì tình huống này sẽ không xảy ra. Ngay cả các...