Tổng thống Putin lên tiếng về vụ rơi máy bay tại Kazakhstan
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có phát biểu đầu tiên về vụ rơi chiếc máy bay có hành trình từ Azerbaijan đến Nga ở Kazakhstan ngày 25/12.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva ngày 8/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiếc máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines (AZAL) rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan. Chiếc máy bay gặp nạn có 62 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn với nhiều quốc tịch gồm Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Nga. Theo giới chức Kazakhstan, ít nhất 32 người sống sót sau thảm kịch này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc điện đàm cùng ngày đã bày tỏ lời chia buồn với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev về vụ rơi máy bay.
Người phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các nhà báo: “Thật không may, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã phải rời St. Petersburg. Nhà lãnh đạo Nga Putin đã gọi điện cho người đồng cấp Azerbaijan, gửi lời chia buồn về vụ rơi máy bay ở Aktau. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới những người đã mất đi người thân yêu trong thảm họa hàng không này”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Putin nêu rõ: “Theo thỏa thuận với Tổng thống Kazakhstan, một máy bay của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga chở theo nhân viên y tế và các thiết bị bổ sung cần thiết, đang trên đường đến Aktau. Vào buổi sáng, tôi đã trao đổi với Tổng thống Ilham Heydarovich Aliyev, người gần như đã có mặt tại vùng Leningrad để dự hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), nhưng phải quay lại và trở về Baku, vì chiếc máy bay thuộc sở hữu của một hãng hàng không Azerbaijan”.
Nhà lãnh đạo Nga bổ sung: “Chúng ta hãy hy vọng những người bị thương sẽ sớm hồi phục và, tất nhiên, tôi tin rằng một cuộc điều tra kỹ lưỡng sẽ được tiến hành. Chúng tôi sẽ phối hợp giữa các cơ quan đặc biệt và dịch vụ hàng không để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thảm kịch này”.
Trong một diễn biến khác, ngày 25/12, Văn phòng Tổng công tố Azerbaijan cho biết đã mở cuộc điều tra hình sự đối với vụ rơi máy bay.
Cuộc hội đàm riêng giữa Tổng thống Nga với lãnh đạo Azerbaijan và Armenia
Nhà lãnh đạo Nga chủ yếu tập trung vào mối quan hệ kinh tế với cả hai nước và phản ánh sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Armenia.
Các nguyên thủ quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: RIA Novosti
Theo hãng thông tấn TASS (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức các cuộc hội đàm tại Điện Kremlin với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm 8/10. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh cả hai nhà lãnh đạo đang có mặt tại Moskva để tham dự hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
Cụ thể, Tổng thống Ngan đã có cuộc hội đàm riêng với các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan tại Moskva sau khi dường như không tổ chức được cuộc gặp ba bên với họ.
Hãng thông tấn TASS đưa tin trước cuộc đàm phán rằng xung đột Armenia-Azerbaijan sẽ là vấn đề nổi bật trong chương trình nghị sự. Nhưng Tổng thống Putin đã không đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu được Điện Kremlin công bố, thay vào đó ông nói về mối quan hệ song phương của Nga với Armenia và Azerbaijan. Đặc biệt, ông Putin nói rằng thương mại Nga-Armenia đang trên đà đạt kỷ lục mới trong năm nay.
Theo ông Putin, trong khi năm ngoái, thương mại của Nga với Armenia đạt 7,4 tỷ đô la Mỹ, thì năm nay có thể tăng gấp đôi lên 14 - 16 tỷ USD, vì con số trong nửa đầu năm 2024 là 8,3 tỷ USD. Nga là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Armenia, ông Putin lưu ý. Ông Putin đã mời Thủ tướng Pashinyan đến hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan vào ngày 22-24/10, theo đề xuất tổ chức một cuộc họp song phương tại địa điểm đó và cho biết ông Pashinyan có thể gặp gỡ những người đồng cấp của mình từ các quốc gia khác.
Phát biểu với các nhà báo trước đó trong ngày, trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, Yury Ushakov, tiết lộ rằng Moskva đã tìm cách sắp xếp một cuộc gặp ba bên giữa các nhà lãnh đạo Nga, Armenia và Azerbaijan. "Không, chưa có thỏa thuận nào về cuộc gặp ba bên. Đã có ý tưởng như vậy nhưng không được ai ủng hộ", ông Ushakov nói mà không giải thích thêm.
Truyền thông Azerbaijan trước đó cũng đưa tin rằng Yerevan đã từ chối tổ chức các cuộc đàm phán do Nga làm trung gian với Baku trong hội nghị thượng đỉnh CIS. Chính phủ Armenia không bác bỏ tuyên bố này.
Trong khi đó, tại cuộc gặp với Tổng thống Aliyev, ông Putin cho biết quan hệ giữa Nga và Azerbaijan đang phát triển tích cực, với thương mại song phương đạt 4,3 tỷ USD vào năm ngoái và Nga đã bơm hơn 4 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế của Azerbaijan. Hai nước có rất nhiều dự án về năng lượng và cơ sở hạ tầng. Nhân dịp này, ông Putin cũng mời Tổng thống Aliyev tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS.
Về phần mình, Tổng thống Aliyev nhấn mạnh rằng cuộc gặp của ông với Tổng thống Putin "mang đến cơ hội tốt để xem xét lại chương trình nghị sự và xác định các bước cụ thể" để thực hiện các thỏa thuận giữa hai nước.
Niyazi Niyazov, Giáo sư tại Đại học St. Petersburg, đánh giá rằng các cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố vị thế của Nga tại Nam Caucasus. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng khả năng đạt được một hiệp định hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan vẫn còn nhiều thách thức.
Trong khi đó, Fyodor Lukyanov, Tổng biên tập tờ Russia in Global Affairs, đồng ý rằng các cuộc đàm phán với ông Putin có tính xây dựng, nhưng nhấn mạnh rằng sự tham gia của Nga hay phương Tây sẽ không đảm bảo hòa bình, vì mọi thứ vẫn phụ thuộc vào Armenia và Azerbaijan. Ông cũng nhấn mạnh rằng vấn đề Nagorny-Karabakh đã được quyết định, tạo ra những khó khăn nhất định cho tiến trình trình hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan.
Tổng thống Nga nêu vấn đề cốt lõi của SCO Ngày 4/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng an ninh của các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vẫn là ưu tiên hàng đầu của tổ chức này, do đó cơ quan chống khủng bố khu vực của SCO sẽ được chuyển đổi để hoàn thành nhiệm vụ trên. Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ 2, phải,...