Tổng thống Putin lặn xuống đáy biển Đen
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa lặn xuống đáy biển Đen bằng một chiếc tàu ngầm cỡ nhỏ nhằm tham quan môi trường tại đây. Các phóng viên cho biết, ông Putin đã có cơ hội được nhìn thấy một phần của chiếc tàu cổ bị đắm và một vài di vật lịch sử có niên đại hàng trăm năm.
Một chiếc tàu ngầm cỡ nhỏ đã đưa nhà lãnh đạo nước Nga xuống độ sâu 83m bên ngoài bờ biển Crimea. Trong 45 phút, ông Putin đã được chiêm ngưỡng chiếc tàu cánh buồm Byzantine đã bị đắm từ thế kỉ thứ 9.
Tổng thống Putin bên trong tàu ngầm
“Mặc dù dài tới 30m và rộng 15m, chiếc tàu này rất khó để nhìn thấy do nó bị bao bọc bởi một lớp bùn dày tới 40cm. Có rất nhiều vật thể cổ xưa ở quanh chiếc tàu”, ông Putin nói với phóng viên.
Chuyến tham quan của ông Putin được coi là một phần của chương trình thám hiểm môi trường do Hiệp hội địa lí Nga thực hiện. Tổng thống Putin cho biết, ông có thể lặn xuống độ sâu tương tự một mình nếu mặc đồ lặn, tuy nhiên, việc này tốt hơn nên để cho các thợ lặn thực hiện.
Chuyến thám hiểm này của ông Putin diễn ra đúng vào ngày kỉ niệm 170 năm thành lập Hiệp hội Địa lí Nga. Tổng thống Putin đã gửi lời chúc mừng sự kiện này ngay từ dưới đáy biển và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những cuộc thám hiểm thiên nhiên.
Video đang HOT
Việc ông Putin lặn xuống xuống đáy biển để khám phá các di tích lịch sử và môi trường không còn là chuyện lạ. Vào tháng 7-2013, Tổng thống Nga đã có một chuyến thám hiểm kéo dài khoảng nửa giờ bằng tàu ngầm cỡ nhỏ nhằm tham quan phần còn lại của tàu hộ tống Oleg, đắm tại vịnh Phần Lan vào năm 1969.
Vào năm 2011, ông Putin cũng tự lặn xuống vịnh Taman ở biển Đen và mang về 2 chiếc vạc từ thời Hy Lạp cổ và năm 2009, ông dùng tàu ngầm để lặn xuống nơi sâu nhất thế giới là hồ Baikal.
Theo_An ninh thủ đô
'Nga không thể phớt lờ tham vọng bành trướng của Trung Quốc'
Mặc dù Nga và Trung Quốc đang ngày càng xích lại gần nhau, có nhiều lý do để cho rằng hai cường quốc sẽ trở thành đối trọng của nhau trong tương lai.
Moscow Times ngày 16/8 đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Mark N. Katz tại Đại học George Mason, bang Vigrinia (Mỹ) về chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như mối quan hệ Nga-Trung trong tương lai.
Theo Giáo sư Mark N. Katz, chỉ có một học thuyết quan hệ quốc tế mô tả chính xác nhất chính sách đối ngoại của của ông Putin.
Đó là nội dung trong cuốn sách nổi tiếng "The Tragedy of Great Power Politics" (tạm dịch: bi kịch của chính trị cường quốc) của tác giả John J. Mearsheimer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chicago (Mỹ).
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Một trong số những cách lý giải thực tế nhất là Tổng thống Nga Putin đang tập trung vào cuộc cạnh tranh với phương Tây mà không để ý tới Trung Quốc.
Theo quan điểm của ông Putin, Washington đang tìm cách can thiệp vào vấn đề nội bộ ở Nga trong khi chính quyền Nga và Trung Quốc không tác động vào công việc nội bộ của nhau.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Trung Quốc không có những hành động gây hấn nhằm vào các nước láng giềng, trong đó có cả Nga. Nếu như có vấn đề bất thường, ông Putin chắc chắn nhận thức rõ được điều này.
Một khả năng khác là ông Putin hiểu rõ sự trỗi dậy của Trung Quốc và lựa chọn cách đứng sang một bên trong khi Bắc Kinh đang khiến mối quan hệ giữa một số quốc gia châu Á, Mỹ trở nên xấu đi.
Vấn đề trong chiến lược này nằm ở chỗ, nếu như các quốc gia châu Á đứng về phía Mỹ để phản đối Trung Quốc trong khi Nga bày tỏ quan điểm trung lập thì Nga có thể sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh mối quan hệ Nga và phương Tây diễn biến theo chiều hướng xấu, Trung Quốc có khả năng áp đặt quan điểm với Nga.
Một khả năng khác nữa là ông Putin không muốn phương Tây nhìn nhận căng thẳng giữa Trung-Mỹ trở thành xung đột địa chính trị nổi bật nhất của thế kỷ 21, thay vào đó là cuộc cạnh tranh giữa Nga-Mỹ.
Bởi vị thế và uy tín của ông Putin sẽ được nâng cao trước công chúng cũng như sự chú ý từ chính phủ và truyền thông phương Tây.
Nếu như Trung Quốc trở thành trung tâm của cuộc xung đột địa chính trị giữa phương Tây và Nga, điều này rõ ràng không có lợi cho Moscow cũng như Tổng thống Nga Putin.
Có một điều rõ ràng rằng ông Putin theo đuổi chủ nghĩa thực tiễn tích cực đối với phương Tây nhưng không coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh.
Học thuyết của Mearsheimer dự đoán rằng, Moscow trong tương lai sẽ buộc phải đổi chính sách đối ngoại với Trung Quốc hoặc lợi ích cốt lõi của Nga sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Kỳ lạ đàn chim ngẫu nhiên xếp hình Tổng thống Putin ở New York? Một sự việc kì lạ đến mức khó tin vừa xảy ra khi một người dân Mỹ có tên Sheryl Gilbert ghi lại được cảnh một đàn chim ngẫu nhiên xếp thành hình giống mặt của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo tin tức từ Washington Post, đoạn video này do bà Sheryl Gilbert quay được khi cùng gia đình đi tới New...