Tổng thống Putin làm gì vào dịp năm mới?
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga khẳng định, từ giờ cho đến năm mới vẫn còn rất nhiều việc để làm.
Hiện vẫn còn quá sớm để nói về cách Tổng thống Vladimir Putin sẽ đón đêm giao thừa như thế nào. Từ giờ cho đến năm mới vẫn còn rất nhiều việc để làm – Thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói với các phóng viên.
“ Vẫn còn quá sớm để nói về vấn đề này, từ giờ cho đến năm mới vẫn còn cần phải làm việc và làm việc” – ông Peskov nói.
Từ giờ cho đến năm mới, Tổng thống Putin còn rất nhiều việc cần phải làm. (Ảnh: kremlin.ru)
Trả lời câu hỏi của phóng viên: Tổng thống sẽ bắt đầu từ công việc gì vào năm mới 2020 và hoạt động công tác nào được lên kế hoạch đầu tiên cho năm mới, ông Peskov cho biết rằng, thông tin về kế hoạch sẽ được thông báo “ kịp thời“.
“ Chúng tôi sẽ thông báo điều này một cách kịp thời. Hiện tại tôi chưa thể thông báo được, bởi lịch trình làm việc của Tổng thống rất linh hoạt” – ông Peskov nói.
Video đang HOT
Vào cuối tháng 11, phát ngôn viên Tổng thống Nga so sánh công việc của ông Putin giống như “ lò luyện gang“. Theo ông Peskov, Tổng thống Putin không có ngày nghỉ, cho nên vào ngày 31/12 ông ấy vẫn sẽ làm việc.
“ Ngài ấy dành hầu hết thời gian để làm việc. Công việc của Tổng thống chẳng khác nào lò luyện gang, thứ mà không thể dập tắt được” – ông Peskov cho biết.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
EU đổ lỗi Liên Xô gây Thế chiến: Ông Putin nói thẳng
Tổng thống Putin lên án mạnh mẽ Nghị viện châu Âu vì gọi Hiệp ước bất tương xâm là thỏa thuận bí mật Đức Quốc xã-Liên Xô gây nên Thế Chiến II.
Tạp chí Deutsche Welle của Đức mới đây nhắc lại những bình luận chỉ trích mạnh mẽ của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi lên án một Nghị quyết của Nghị viện châu Âu cho rằng Hiệp ước Molotov-Ribbentrop là một thỏa thuận bí mật của Đức Quốc xã và Liên Xô, mở đường cho Chiến tranh Thế giới Thứ 2.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Tổng thống Vladimir Putin đã cho rằng EU là "kẻ nói dối không biết xấu hổ" khi lên án Liên Xô gây nên Chiến tranh Thế giới II.
Tổng thống Putin đã bác bỏ nghị quyết "vô căn cứ" của EU liên quan đến Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Ông cho rằng lập trường của EU "không dựa trên bất cứ điều gì có thật".
"Họ gần như đổ lỗi cho Liên Xô, cùng với Đức Quốc xã, vì đã gây ra Chiến tranh thế giới II như thể họ "quên" kẻ đã tấn công Ba Lan vào ngày 1/9/1939 và Liên Xô vào ngày 22/6/1941" - ông Putin nói.
Quan điểm của Nga cũng giống như các quan chức Liên Xô trước đây, Molotov-Ribbentrop là hiệp ước nhằm ngăn chặn phát-xít Đức xâm lược, hoặc ít nhất là trì hoãn cuộc chiến tranh.
Hiệp ước Molotov-Ribbentrop đặt theo tên của hai nhà ngoại giao Đức Joachim von Ribbentrop và Liên Xô Vyacheslav Molotov ký vào ngày 23/8/1939. Đây là một hiệp ước bất tương xâm, hai bên bảo đảm hòa bình lẫn nhau, cũng như cam kết cả hai sẽ không liên minh với một nhóm kẻ thù để tấn công nhau.
Tuy nhiên, ngày 20/9 vừa qua, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết tuyên bố rằng Hiệp ước Molotov-Ribbentrop đã "mở đường cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới Thứ hai".
Lên án Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939, Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu cho rằng, hậu quả của Hiệp ước là Ba Lan đã bị Hitler xâm chiếm đầu tiên và hai tuần sau đó bởi chế độ Stalin, tước đoạt đất nước độc lập và là một thảm kịch chưa từng có đối với người Ba Lan.
Từ trái sang: Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov, nguyên thủ quốc gia Liên Xô Joseph Stalin, Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop và Friedrich Gaus
Hãng tin IAR của Đài phát thanh công cộng Ba Lan đưa tin, Nghị quyết thể hiện sự kính trọng đối với chiến binh kháng chiến Ba Lan Witold Pilecki - người đã xâm nhập vào trại tử thần của Đức Quốc xã Auschwitz.
Nghị quyết kêu gọi Ủy ban châu Âu quyết liệt chống lại những nỗ lực của Ban lãnh đạo Nga hiện nay nhằm "bóp méo sự thật lịch sử" và minh oan cho tội ác của chế độ Xô Viết. Nỗ lực của chính quyền Nga nhằm tiến hành một thành phần nguy hiểm của cuộc chiến thông tin nhằm chống lại nền dân chủ châu Âu nhằm chia rẽ châu Âu.
Ngay sau khi Nghị viện châu Âu thông qua Nghị quyết này, Bộ Ngoại giao Nga đã mạnh mẽ tuyên bố phản bác.
"Nghị viện châu Âu đã đánh dấu một nỗ lực thái quá khác để đánh đồng Đức Quốc xã - quốc gia xâm lược - và Liên Xô, một dân tộc đã đánh đổi sự hy sinh to lớn để giải phóng châu Âu khỏi chủ nghĩa phát-xít" - Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Đức quốc xã cuối cùng đã phản bội hiệp ước Molotov-Ribbentrop bằng Chiến dịch Barbarossa bất ngờ xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941.
Đông Phong
Theo baodatviet.vn
Mỹ cảnh cáo Triều Tiên về hậu quả của "món quà Giáng sinh" Mỹ lên tiếng cảnh báo Triều Tiên về "những hậu quả khôn lường" mà nước này sẽ có thể gánh chịu nếu thực hiện những lời đe dọa "sẽ thử vũ khí vào dịp Giáng sinh và năm mới 2020". Hồi đầu tháng 12-2019, thất vọng vì không được nới lỏng cấm vận sau 3 hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ...