Tổng thống Putin là 1 trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới 2015
Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) đã chọn Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới năm 2015 (Top 100 Leading Global Thinkers 2015).
Tổng thống Putin được tạp chí Mỹ Foreign Policy chọn là 1 trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới 2015 – Ảnh: AFP
Tạp chí Foreign Policy của Mỹ mới đây công bố danh sách 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới năm 2015 (Top 100 Leading Global Thinkers 2015) với các hạng mục khác nhau, trong đó Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong 13 người được vinh danh trong hạng mục những người ra quyết định ( decision-makers) hàng đầu thế giới.
Việt Nam có nữ doanh nhân Trang Tran, nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc Công ty phát triển nông nghiệp Fargreen (trụ sở Hà Nội) có tên trong nhóm Những nhà quản lý (Stewards) thuộc danh sách Top 100 Leading Global Thinkers 2015, nhờ sáng kiến dùng rơm trồng nấm để giúp hạn chế việc đốt rơm rạ gây hại môi trường.
Foreign Policy chọn ông Putin là nhà tư tưởng lớn của thế giới trong năm 2015 vì quyết định tiến hành chiến dịch không kích khủng bố trên lãnh thổ Syria mà ông đưa ra hồi cuối tháng 9. Theo tạp chí này, quyết định dội bom ở Syria không những bảo vệ những lợi ích của Nga mà Tổng thống Putin còn đóng vai trò là người hòa giải. Bản thân Tổng thống Nga cũng từng nói về quyết định này hồi tháng 10 rằng: “Mục đích duy nhất là để hỗ trợ thiết lập hòa bình”.
Video đang HOT
Với những quyết định nhanh chóng và quyết đoán của mình, vị tổng thống 63 tuổi của nước Nga đã nhận được tỉ lệ ủng hộ rất cao trong lòng nước Nga. Cụ thể có tới gần 90% người dân Nga được hỏi nói rằng họ ủng hộ nhà lãnh đạo của mình. Trong khi đó, ở quy mô toàn cầu, Tổng thống Putin đã đưa nước Nga trở lại bàn cờ thế giới với vai trò là một nhân tố quan trọng trong mọi thỏa thuận hòa bình. Thậm chí như CNN từng nhận định, Nga đã ghi điểm trước cường quốc Mỹ.
Trong hạng mục này, ngoài Tổng thống Nga Putin còn có các chính trị gia nổi tiếng khác như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Ngoại trưởng Thụy Điển, bà Margot Wallstrom, nhóm nhà ngoại giao Mỹ và Cuba trực tiếp tham gia các cuộc đàm phán song phương để bình thường hóa quan hệ hai hai nước…
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Mỹ quyết chống quân sự hóa biển Đông
Bằng cách đương đầu kế hoạch xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, Lầu Năm Góc tỏ rõ rằng, Washington không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông...
Trung Quốc đã biến đá Tư Nghĩa thành căn cứ quân sự kiên cố. (Ảnh: HIS Janes)
... Chuyên gia người Hoa Feng Zhang viết trên tạp chí Mỹ Foreign Policy.
Nhiều nhà tư tưởng chiến lược Mỹ tin rằng, nếu Mỹ gây đủ áp lực quân sự, Trung Quốc sẽ lùi bước. Tuy nhiên, theo ông Zhang, kế hoạch của Lầu Năm Góc ngăn ngừa Trung Quốc quân sự hóa biển Đông có thể sẽ khiến Trung Quốc kiên quyết phát triển sự hiện diện quân sự ở khu vực. Ông dự báo, Trung Quốc sẽ sớm tuyên bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông và chính thức cho quân đồn trú trên các đảo nhân tạo, đặc biệt ở đá Chữ Thập.
Theo ông Zhang, không một chuyên gia nghiêm túc nào nghĩ rằng Trung Quốc sẽ tấn công tàu Mỹ hoặc bắn hạ máy bay Mỹ, nhưng Bắc Kinh sẽ buộc phải củng cố sự hiện diện quân sự tại biển Đông để làm hài lòng lực lượng dân tộc chủ nghĩa trong nước. Quy mô và tốc độ xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đã tạo ra sự lo ngại quốc tế, nhiều nước phương Tây coi Trung Quốc là "kẻ bắt nạt" ở khu vực. Nếu Trung Quốc áp đặt ADIZ ở biển Đông, chắc chắn cộng đồng quốc tế sẽ xem đây là sự khiêu khích mới.
Theo báo Mỹ New York Times, các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng, việc Trung Quốc cải tạo các bãi đá ngầm ở biển Đông đang phá hoại sự ổn định khu vực. Một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết vẫn đang thảo luận việc quân đội Mỹ sẽ tăng cường hiện diện hải quân tại biển Đông, bao gồm các đợt tuần tra sử dụng tàu hộ vệ, tàu khu trục và tàu chiến cỡ nhỏ.
Một quan chức cấp cao khác của Mỹ nói rằng, Trung Quốc đang cố gắng xây dựng đảo nhân tạo để yêu sách chủ quyền thông qua việc "tạo dựng sự đã rồi trên thực tế, nhưng chúng ta không thể chấp nhận điều đó". Theo cựu chuyên gia phân tích tình báo không quân Mỹ Sean O'Connor (hiện làm việc cho hãng phân tích quốc phòng IHS Janes), Trung Quốc có vẻ đặc biệt tập trung vào việc xây dựng đường băng, sân bay dành cho máy bay ném bom và máy bay chiến đấu.
Philippines lên tiếng
Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thông báo, ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 27/5 tại Hawaii để đề nghị Mỹ trợ giúp Philippines trong bối cảnh Manila bị Bắc Kinh chèn ép trong vấn đề biển Đông, báo Philippines Philstar đưa tin.
"Tôi sẽ hỏi về mức độ trợ giúp mà họ (Mỹ) sẽ dành cho chúng ta, họ có thể làm gì để giúp chúng ta. Chúng tôi đang bị (Trung Quốc) chèn ép", Bộ trưởng Gazmin cho biết. Ông nói Philippines đang lo lắng trước diễn biến phức tạp khó lường trên biển Đông. "Tự do hàng hải, tự do hàng không đã bị vi phạm, ngay cả máy bay Mỹ bay trong không phận quốc tế cũng bị thách thức", ông Gazmin nói. Theo một nguồn tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines sẽ đề nghị Mỹ cung cấp máy bay, tàu chiến và hệ thống radar ven biển.
Trả lời về phản ứng của Philippines trước việc Trung Quốc mới đây xua đuổi máy bay tuần thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ đang bay trên biển Đông, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 25/5 nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục bay theo những lộ trình dựa trên luật pháp quốc tế". Trong khi đó, người phát ngôn Không quân Philippines nói rằng, máy bay của nước này sẽ tiếp tục bay qua biển Đông, gồm cả lộ trình giống như chiếc P-8 Poseidon vừa thực hiện.
Ngày 25/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích việc máy bay tuần thám Mỹ bay trên đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở biển Đông, coi đó là "hành vi khiêu khích", Reuters đưa tin. Trong khi đó, báo Trung Quốc Global Times đăng xã luận nói rằng, chiến tranh là "không thể tránh khỏi" giữa Trung Quốc và Mỹ trừ khi Washington chấm dứt đòi hỏi Bắc Kinh dừng xây đảo nhân tạo trên biển Đông.
Văn phòng thượng nghị sĩ Mỹ Jack Reed ngày 24/5 thông báo, ông Reed và ông John McCain sẽ dẫn đầu đoàn thượng nghị sĩ Mỹ đến Việt Nam và Singapore trong tuần này. Hai thượng nghị sĩ Mỹ dự kiến gặp các quan chức Việt Nam tại Hà Nội và TPHCM để thảo luận các vấn đề an ninh và kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Theo Thục Ninh (tổng hợp)
Vũ khí Trung Quốc bán càng nhiều- tầm ảnh hưởng của Mỹ càng giảm Việc các hệ thống vũ khí hiện đại của Trung Quốc tràn ngập thị trường quốc tế trong vòng 10 năm tới có thể làm tăng sự bất ổn trên thế giới và khiến Mỹ khó can thiệp vào những nước khác hơn, tạp chí Foreign Policy cảnh báo. Foreign Policy đã phân tích sự ảnh hưởng của việc Bắc Kinh đang tăng...