Tổng thống Putin ký sắc lệnh đặc biệt đối phó đòn trừng phạt của phương Tây
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành sắc lệnh về việc sử dụng các biện pháp kinh tế đặc biệt để đối phó các lệnh trừng phạt Mỹ và các đồng minh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AFP).
Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/2 đã ký thông qua sắc lệnh đáp trả các hành động thiếu thân thiện của Mỹ và đồng minh, đồng thời bảo vệ các lợi ích quốc gia của Nga.
Theo sắc lệnh này, các doanh nghiệp xuất khẩu phải bán 80% ngoại tệ có được kể từ ngày 1/1/2022. Công dân Nga bị cấm chuyển ngoại tệ vào tài khoản hoặc gửi tiền tại các ngân hàng nước ngoài, đồng thời cấm gia hạn các khoản vay nước ngoài bằng tiền mặt từ 1/3.
Video đang HOT
Điện Kremlin cho biết, sắc lệnh kinh tế đặc biệt này sẽ không phải là đòn đáp trả duy nhất của Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Cùng ngày, Nga thông báo đóng cửa không phận với các hãng hàng không của 36 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có toàn bộ 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Ngoài 27 nước EU, các quốc gia vùng lãnh thổ trong diện trừng phạt còn có Albania, Canada, Na Uy, Iceland, Anh, các vùng lãnh thổ hải ngoại là Anguilla, Gibraltar, Jersey, quần đảo Virgin thuộc Anh.
Quyết định trên của Nga nhằm đáp trả việc EU cấm không phận với các máy bay Nga. Giới chức EU hôm 27/2 cho biết, khối này sẽ cấm mọi máy bay do một cá nhân hoặc pháp nhân của Nga sở hữu hoặc điều khiển, cũng như máy bay đăng ký tại Nga, sử dụng không phận. Anh cũng có lệnh cấm tương tự. Mỹ chưa áp cấm không phận đối với máy bay của Nga, song cho biết đang cân nhắc một hành động như vậy.
Lệnh cấm sử dụng không phận này sẽ gây thiệt hại lớn cho các hãng hàng không của hai bên, đặc biệt là Nga bởi nó buộc các hãng bay phải hủy chuyến hoặc tìm lộ trình mới dài hơn và khiến giá vé tăng.
Truyền thông Nga đưa tin, ngày 28/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã phải hủy chuyến đi tới Geneva để tham dự hội nghị về giải trừ quân bị do máy bay không thể đi qua không phận mà EU đã đóng cửa với các hãng hàng không Nga. Do lo ngại nhiều công dân có thể mắc kẹt ở châu Âu, Nga đã lên kế hoạch sơ tán công dân từ các nước này.
Cuộc chiến trừng phạt “ăn miếng, trả miếng” giữa Nga và phương Tây diễn ra trong bối cảnh Mỹ và đồng minh lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Moscow hôm 24/2 thông báo mở chiến dịch quân sự đặc biệt, tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Ukraine không lâu sau khi công nhận độc lập cho hai vùng ly khai ở miền Đông Ukraine.
Kể từ đó đến nay, Mỹ và châu Âu đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt với Nga, trong đó có lệnh trừng phạt nhằm vào các ngân hàng Nga và lệnh trừng phạt nhằm trực tiếp vào Tổng thống Putin và các nhân vật khác trong giới tinh hoa của Nga.
Phương Tây cảnh báo, các lệnh trừng phạt sẽ chưa dừng lại ở đó nếu Moscow tiếp tục có các hành động leo thang ở Ukraine. Mỹ hôm qua đã trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Nga tại Liên Hợp Quốc bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động gián điệp trong nhiều tháng qua và gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ. Các nhân viên ngoại giao này buộc phải rời khỏi Mỹ trước ngày 7/3. Nga tuyên bố sẽ đáp trả quyết định trục xuất của Mỹ.
Moscow có thể triển khai tác chiến cấp độ 3
Trả lời Thanh Niên, một cựu sĩ quan cao cấp của tình báo quân đội Mỹ nhận định thời gian đang "không ủng hộ" Nga trong cuộc giao tranh hiện tại ở Ukraine vì vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ.
Binh lính Ukraine tại Kyiv ngày 28.2. Ảnh AFP
Bất lợi càng lớn hơn cho Moscow khi số thương vong của binh sĩ Nga tăng lên dẫn đến áp lực trong nước gia tăng.
"Về cơ cấu tác chiến của Nga được tiến hành theo một chuỗi các cấp độ, mỗi cấp độ kéo dài từ 48 - 72 giờ", vị cựu sĩ quan trên nhận định và cho biết cấp độ 1 là tiến quân để đột phá các điểm yếu.
Đến hôm qua, theo ông, Nga đã tác chiến ở cấp độ 2 là vây hãm, đột phá phòng tuyến đối phương. Khi cấp độ 2 không đủ để đạt được mục tiêu đề ra, Moscow sẽ triển khai cấp độ 3 là tiến hành các cuộc giao tranh quy mô lớn, mang tính quyết định. Nằm trong cấp độ này, quân Nga sẽ đẩy mạnh tấn công bằng pháo kích và tên lửa với hỏa lực mạnh hơn. Và nhiều khả năng Nga sẽ chuyển sang cấp độ 3 trong ngày 1 hoặc 2.3 với mục tiêu kiểm soát hoàn toàn Kyiv.
Sau khi tiến hành cấp độ 3 và vẫn không đạt mục tiêu, Nga có thể tiến hành đàm phán và có thể Trung Quốc sẽ đóng vai trò trung gian. Từ giữa tháng 3, yếu tố thời tiết khiến địa hình ở khu vực giao tranh có nhiều bùn lầy, nên xe tăng và xe thiết giáp của Nga khó có thể di chuyển linh hoạt. Chính vì thế, nếu không đạt mục tiêu đề sau khi triển khai cấp độ 3 trong tuần này, Nga cần có thời gian củng cố lực lượng.
Cũng liên quan tình hình giao tranh ở Ukraine, một sĩ quan cao cấp đương nhiệm của tình báo quân đội Mỹ cũng nhận định những gì diễn ra trong tuần này có thể mang ý nghĩa quyết định đối với xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Ukraine gỡ bỏ bảng chỉ đường trên toàn quốc để quân Nga bị rối Ukravtodor, cơ quan quản lý đường bộ Ukraine, đã nhanh chóng tháo bỏ các bảng chỉ đường trên toàn quốc để đẩy quân Nga vào tình thế bối rối trong lúc hành quân trên lãnh thổ Ukraine. Binh sĩ Ukraine đứng bên một bệ phóng tên lửa chống tăng bên ngoài TP.Kharkiv hôm 24.2. Ảnh REUTERS Thông báo trên Facebook, Ukravtodor tuyên bố:...