Tổng thống Putin kiểm tra tình hình phát triển Crimea
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ kiểm tra tình hình phát triển kinh tế xã hội của bán đảo Crimea tại một cuộc họp đặc biệt với lãnh đạo khu vực này tại Moskva vào ngày hôm nay 18/3.
Điện Kremlin thông báo: “Cuộc họp được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 1 năm ngày diễn ra cuộc trưng cầu ý dân với kết quả Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga và sẽ được tiến hành một cách nghiêm túc”.
Tổng thống Putin trong phim “Crimea: Đường về Tổ quốc” (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trước đó, phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov cho biết trong dịp kỷ niệm này, Tổng thống Putin không có kế hoạch tới thăm Crimea. Tuy nhiên Tổng thống sẽ tham sự một buổi hòa nhạc thuộc khuôn khổ dịp kỷ niệm vào ngày 18/3 tại quảng trường Vasilyevsky Spusk ở Moskva.
Trong bộ phim tài liệu “Crimea: Con đường về đất mẹ” gần đây được trình chiếu trên kênh truyền hình Rossiya 1, ông Putin đã nêu ra những nhiệm vụ hàng đầu để phát triển Crimea, bao gồm việc xây một cây cầu nối bán đảo ở Biển Đen này với đất liền Nga, tạo các điều kiện để Crimea tự lực phát triển công nghiệp năng lượng.
Vào tháng 2, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Kozak công bố rằng cây cầu bắc qua eo biển Kerch trên sẽ có 4 làn xe chạy, 2 đường ray xe lửa và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2018.
Về tình hình tài chính tại Crimea, Chính phủ Nga cho biết “Tiền lương hưu tại Crimea đã được tăng gấp đôi trong khi lương trả cho các công chức cũng ở mức tăng tương tự”.
Video đang HOT
Chương trình mục tiêu liên bang trong việc phát triển kinh tế và xã hội Crimea cũng như thành phố Sevastopol cho đến năm 2020 đã được thông qua và một luật đã được đề xuất để hình thành khu vực kinh tế tự do ở Crimea.
Cũng trong bộ phim tài liệu “Crimea: Con đường về đất mẹ”, ông Putin đã nhấn mạnh việc Nga sáp nhập Crimea là con đường duy nhất của Moskva một năm trước đây. Vị Tổng thống 62 tuổi nêu rõ: “Nếu chúng ta không hành động như vậy thì Crimea sẽ phải đối mặt với tình trạng tương tự đang diễn ra tại Donbass hiện nay hoặc thậm chí là tồi tệ hơn”.
Sau cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 16/3/2014, có 96,77% cử tri Crimea và 95,6% cử tri Sevastopol đã lựa chọn sáp nhập vào Liên bang Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea vào ngày 18/3/2014. Mặc dù Moskva đã khẳng định việc Crimea tách khỏi Ukraine được thực hiện theo đúng luật quốc tế và hiến chương Liên Hợp quốc nhưng phương Tây và Kiev đã không công nhận điều này.
Crimea từng là một bộ phận thuộc Nga từ năm 1783 nhưng đến năm 1954, Tổng bí thư Nikita Khrushchev của Liên Xô đã chuyển giao Crimea cho Ukraine như một quà tặng.
Theo các thống kê vào đầu năm 2014, Crimea có dân số 1.959.000 người trong khi dân số của Sevastopol là 384.000 người.
Theo Hà Linh/TASS/baotintuc.vn
Mỹ duy trì các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến Crimea
Chính quyền Washington ngày 16/3 tuyên bố duy trì các biện pháp trừng phạt với Nga vì đã sáp nhập Crimea cho đến khi Mátxcơva chấm dứt "sự chiếm đóng" tại bán đảo này. Cùng ngày, chính phủ Đức tuyên bố không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Tổng thống Putin xuất hiện trong bộ phim "Crimea, đường về Tổ quốc" kỷ niệm 1 năm ngày Nga sáp nhập bán đảo Crimea. (Ảnh: CNA)
Tròn một năm kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ, Nga đã bắt đầu 3 ngày kỷ niệm tại bán đảo này nhằm đánh dấu một năm ngày Crimea "trở về" với Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý lịch sử.
AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố: "Lễ kỷ niệm một năm "cuộc trưng cầu dân ý" tại Crimea được tổ chức trong sự vi phạm rõ ràng hiến pháp và pháp luật của Ukraine". Bà Psaki nêu rõ Mỹ tái lên án cuộc bỏ phiếu "không tự nguyện, thiếu minh bạch và thiếu dân chủ" hồi tháng 3 năm ngoái.
Cùng ngày, trong một tuyên bố khác, bà Psaki cho biết: "Chúng tôi tái khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt Nga về vấn đề sáp nhập bán đảo Crimea sẽ tiếp tục được duy trì nếu tình trạng chiếm đóng vẫn diễn ra".
Trong tuyên bố này, bà Psaki cũng chỉ trích bộ phim tài liệu "Crimea, đường về Tổ quốc" của Nga, được phát sóng hôm cuối tuần. Bộ phim tái hiện lại việc Tổng thống Putin đã hướng dẫn trực tiếp cho các lực lượng vũ trang Nga thực hiện một nhiệm vụ nhanh chóng và không đổ máu để sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.
Phía Mỹ hôm qua cũng tuyên bố nước này sẽ sẵn sàng "gia tăng những cái giá" mà Nga phải trả nếu Mátxcơva không tuân thủ những điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine, đồng thời khuyến cáo về những lệnh trừng phạt kinh tế bổ sung có thể sẽ được áp đặt với Nga.
Đức không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea
Phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seibert. (Ảnh: AP)
Theo AP, phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seibert ngày 16/3 tuyên bố nước này sẽ không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Phát biểu tại thủ đô Berlin, phát ngôn viên Seibert khẳng định Đức ủng hộ Kiev "trong giới hạn đường biên giới được quốc tế công nhận", đồng thời cáo buộc Nga đang đeo dọa hòa bình châu Âu.
Bên cạnh đó, ông còn Seibert hôm qua cho biết Đức cũng quan ngại về tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi ở Crimea, nơi những người dân không phải là người Nga sẽ phân biệt đối xử.
Bình luận của ông Seibert được đưa ra ngay trước chuyến thăm Đức của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AP, AFP
Nga bác tin ông Putin sang Thụy Sĩ đón con mới chào... Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 13-3 đã lên tiếng bác bỏ những tin đồn rằng ông Putin vắng mặt bất thường những ngày qua vì phải sang Thụy Sĩ đón đứa con vừa chào đời. Những ngày qua, các phương tiện truyền thông châu Âu đã rộ lên nhiều tin đồn "gây sốc" liên quan đến việc ông...