Tổng thống Putin khẳng định mình không phải ‘Nga hoàng’
“Không quan trọng người ta gọi tôi như thế nào. Điều quan trọng là bạn nghĩ gì về mình và bạn phải làm gì cho lợi ích của quốc gia”, Russia Today ngày 25.9 dẫn lời Tổng thống NgaVladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định tên “ Nga hoàng” không hợp với ông – Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có những phút trải lòng trong chương trình 60 phút của đài CBS (Mỹ), theo đài Russia Today ngày 25.9. Khi được người dẫn chương trình Charlie Rose hỏi ông nghĩ gì về biệt hiệu “Nga hoàng” mà mọi người đặt cho ông, Tổng thống Nga khẳng định biệt hiệu ấy hay những cái tên khác mà người ta đặt đều không phù hợp với ông.
“Không quan trọng người ta gọi tôi như thế nào, bất kể đó là những người có ý tốt, là bạn bè tôi hay các đối thủ trên chính trường. Điều quan trọng là bạn nghĩ gì về mình, và bạn phải làm gì cho lợi ích quốc gia, dưới cương vị là lãnh đạo của nước Nga”, Tổng thống Putin nói.
Khi được hỏi điều gì làm ông ngưỡng mộ nhất ở nước Mỹ, Tổng thống Putin đã không ngần ngại trả lời đó là “sự sáng tạo”: “Sự sáng tạo đến khi bạn tìm cách giải quyết vấn đề. Sự cởi mở và phóng khoáng của người Mỹ đã cho phép họ mở ra tiềm năng bên trong chính họ. Và nhờ đó, Mỹ đã đạt được kết quả tuyệt vời đến thế trong công cuộc phát triển đất nước”. Tổng thống Putin cũng thừa nhận Mỹ có sức ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới.
Chương trình 60 phút cũng đề cập vấn đề Syria, điều mà dư luận rất quan tâm những ngày qua. Tổng thống Nga nhấn mạnh chính phủ của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad là rất cần thiết đối với việc tránh cho Syria rơi vào hỗn loạn như Libya và Iraq.
Ông Putin cho rằng: “Không có giải pháp nào tốt hơn dành cho cuộc khủng hoảng ở Syria ngoài việc tăng cường tính hiệu quả trong cơ cấu của chính phủ nước này và yêu cầu họ hỗ trợ trong cuộc chiến chống khủng bố, đồng thờicũng cần kêu gọi họ tham gia vào các cuộc đối thoại tích cực với phe đối lập và tiến hành cải cách”.
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng các nước thuộc liên minh do Mỹ dẫn đầu phải hiểu rằng chỉ có người dân Syria mới có quyền “quyết định ai sẽ cai trị đất nước của họ và cai trị như thế nào”.
Video đang HOT
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Những bức ảnh đáng suy ngẫm về cuộc sống ở Syria
Những bức ảnh thảm khốc, hoang tàn vì cuộc khủng hoảng ở Syria cho thấy lý do người Syria đang tìm mọi cách trốn chạy khỏi đất nước mình, với hy vọng về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở phương trời Tây.
Cuộc khủng hoảng ở Syria đã kéo dài dai dẳng nhiều năm qua, nhưng thế giới chỉ thực sự được đánh thức về tình trạng trên kể từ khi hình ảnh của cậu bé Aylan Kurdi đáng thương trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Hình ảnh này đã chạm vào trái tim của nhân loại, đồng thời thể hiện một sự thật tàn khốc về khủng hoảng, đói nghèo và chiến tranh tại Syria. Sự việc cũng khiến mọi người phải bắt đầu suy nghĩ về số phận của 4 triệu người Syria đang tìm cách tị nạn và những gì phải làm để giúp đỡ họ.
Tình hình ở Syria hiện nay vô cùng thảm khốc. Cuộc nội chiến ở quốc gia này đã giết chết 250.000 người kể từ năm 2011 và khiến một nửa trong số 22 triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa của họ. Vox (một trang tin tức của Mỹ) mô tả, toàn bộ các khu phố bị san bằng và hàng triệu người dân phải sống trong các khu tồi tàn, nguy hiểm.
Đây là hình ảnh đã đoạt giải Pulitzer dành cho lĩnh vực văn học, báo chí trong năm 2012, được chụp bởi phóng viên Rodrigo Abd của hãng tin AP. Bức ảnh thể hiện một gia đình đang tìm cách trốn chạy khỏi thành phố của họ bởi chiến tranh và bạo lực. Ảnh: AP
Đây là trại tị nạn Yarmouk. Nó được mô tả như một "địa ngục trần gian" và là "địa điểm tồi tệ nhất trên trái đất" với các điều kiện sống vô cùng khổ sở. Bức ảnh được chụp vào năm 2014, cho thấy dòng người người chờ đợi lương thực và viện trợ, xung quanh là các tòa nhà đã bị bom đạn tàn phá. Ảnh: Getty Images
Hình ảnh các tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn trong khu phố Khaldiyeh ở thành phố Homs vào năm 2014. Thành phố này đã được biết đến như là "thủ đô của cách mạng" khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào năm 2011. Ảnh: Joseph Eid/AFP/Getty Images
Đây là hình ảnh sau một vụ nổ bom vào tháng 5.2015 tại Aleppo. Ảnh: Karam al-Masri/AFP/Getty Images
Kết quả của nội chiến Syria là vào năm 2013, 7,6 triệu người đã phải di chuyển khỏi nơi cư trú tới trại tập trung Atme ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Bulent Klc/AFP/Getty Images
Người tị nạn Syria chờ thức ăn từ một tổ chức phi chính phủ gần Azaz, Syria vào năm 2012. Ảnh: ManuBrabo/AP Photo
Năm 2013, tổ chức khủng bố ISIS bắt đầu tham gia cuộc chiến và nhắm mục tiêu vào dân thường cũng như phá hủy toàn bộ các khu phố. Hình ảnh trên cho thấy một số người Kurd đang ở bên trong thị trấn Kobane - nơi bị bao vây bởi ISIS vào thời điểm đó. Hiện tại ISIS đã bị đẩy lùi khỏi Kobane, nhưng tất cả mọi thứ đã bị tàn phá.
Phần lớn 4 triệu người Syria tị nạn quốc tế đang sinh sống tại các quốc gia láng giềng như Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ, trong các trại tập trung thiếu thốn về điều kiện vật chất. Trong ảnh là những đứa trẻ trong một trại tị nạn ở Jbaa, Lebanon vào cuối năm 2014. Ảnh: Anwar Amro/AFP/Getty Images
Một cậu bé bị bỏng toàn thân và phải băng bó trắng xóa cơ thể do lâm nạn trong một vụ không kích.
Toàn cảnh hoang tàn của một phần Syria. Ảnh: WJS
Theo Ngọc Phạm (tổng hợp) (danviet.vn)
Vì Nga, Mỹ bị đồng minh tạt gáo nước lạnh Mỹ có lẽ sẽ cảm thấy không gì có thể bẽ mặt hơn khi bị chính đồng minh thân thiết lâu năm dội gáo nước lạnh bằng việc bắt tay với "đối thủ" của họ là Nga để loại bỏ "quyền bá chủ" của Mỹ. Tổng thống Nga và Tổng thống Ai Cập Một trong những sự kiện quốc tế đáng chú ý...