Tổng thống Putin hy vọng Ukraine phản hồi tích cực với đề xuất của Nga
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 5/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ hy vọng sau hai vòng đàm phán tại Belarus, giới chức Ukraine sẽ phản hồi tích cực với các đề xuất của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp Hội đồng an ninh Nga tại Moskva, ngày 3/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc gặp gỡ các nữ nhân viên của các hãng hàng không, nhà lãnh đạo Nga đã thừa nhận quyết định triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là một “quyết định khó khăn”. Ông giải thích rằng mục tiêu của hoạt động của Nga ở Ukraine là phi quân sự hóa và nước này có một địa vị trung lập.
Video đang HOT
Tổng thống Putiin nhấn mạnh việc trao cho Ukraine một quy chế trung lập là điều quan trọng để ngăn Kiev gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông bày tỏ hy vọng sau hai vòng đàm phán tại Belarus, giới chức Ukraine sẽ phản hồi tích cực với các đề xuất của Nga.
Về quyết định chuyển lực lượng răn đe Nga sang chế độ làm nhiệm vụ tác chiến đặc biệt, Tổng thống Putin cho biết quyết định được đưa ra ngay sau tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Liz Truss về khả năng xảy ra xung đột giữa Nga và NATO.
Về tình hình an ninh, trật tự trị an trong nước, Tổng thống Putin tuyên bố có những âm mưu đen tối đang được thực hiện nhằm kích động xã hội nước Nga. Tuy nhiên, ông cho biết không có kế hoạch ban bố tình trạng thiết quân luật tại Nga. Ông cũng đồng thời khẳng định Nga đảm bảo tự cung cấp đầy đủ các loại lương thực, thực phẩm cơ bản. Ông nhấn mạnh: “Thực tế là chúng ta hoàn toàn tự túc được tất cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Chúng ta đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của đất nước”.
NATO nhóm họp cấp ngoại trưởng về tình hình xung đột Nga-Ukraine
Trong ngày 4/3, Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine sau khi Kiev kêu gọi thiết lập vùng cấm bay đối với Nga.
Binh sĩ Ukraine tìm kiếm đầu đạn chưa phát nổ sau giao tranh với lực lượng Nga tại thủ đô Kiev ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước cuộc họp tại trụ sở của NATO ở Brussels, Litva cho biết liên minh quân sự này sẽ bị sa lầy vào xung đột nếu thực thi một vùng cấm bay. Thủ tướng Litva Ingrida Simonyte nêu rõ: "Tất cả những lời khuyến khích NATO tham gia vào cuộc xung đột quân sự hiện nay là vô trách nhiệm".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly cho biết "lằn ranh đỏ" của NATO là nhằm tránh gây ra một cuộc xung đột quốc tế rộng lớn hơn, song cho rằng tất cả các kịch bản nên được thảo luận.
Văn phòng Tổng thống Pháp mô tả vùng cấm bay là "một yêu cầu rất chính đáng song lại rất khó được đáp ứng".
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã hối thúc các nước thành viên NATO áp đặt lệnh cấm bay để ngăn chặn lực lượng không quân Nga, coi đây là biện pháp phòng ngừa. Nếu NATO không đáp ứng yêu cầu này, ông Zelenskiy cho rằng các nước trong khối nên cung cấp thêm máy bay chiến đấu cho Kiev. Nhà Trắng đã bác đề xuất của Tổng thống Zelensky về việc thiết lập vùng cấm bay đối với các chuyến bay của Nga trên không phận Ukraine, đồng thời cho rằng việc Mỹ tham gia động thái như vậy tương đương với một cuộc xung đột trực tiếp với Moksva - điều mà Washington không mong muốn.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Romania Bogdan Aurescu cho rằng NATO cần điều chỉnh bố trí lực lượng ở sườn phía Đông cho phù hợp với tình hình mới sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Romania không nói rõ liệu ông có muốn sự hiện diện lâu dài của quân đồng minh ở khu vực này hay không. Ngoại trưởng Aurescu cho biết thêm bắt đầu từ tài khóa tiếp theo, Romania sẽ tăng chi tiêu quốc phòng từ mức 2% lên mức 2,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Cũng trong ngày 4/3, một quan chức quân sự cấp cao Belarus cho biết theo lệnh của Tổng thống Alexander Lukashenko, quân đội Belarus đã tăng cường hoạt động phòng không ở khu vực biên giới của nước này. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine - nước láng giềng của Belarus. Tổng thống Lukashenko trước đó luôn khẳng định quân đội Belarus đang và sẽ không tham gia chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
"Nga kiểm soát căn cứ lớn nhất của Ukraine" Lãnh đạo Cộng hòa Chechnya thuộc Nga Ramzan Kadyrov nói rằng, các binh sĩ Nga đã kiểm soát "căn cứ lớn nhất" của Ukraine. Tuy nhiên, Kiev hiện chưa lên tiếng về thông tin này. Xe quân sự Nga tham gia chiến dịch đặc biệt ở Ukraine (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga). Hãng tin Interfax của Nga ngày 4/3 dẫn thông báo trên...