Tổng thống Putin hết lời khen MiG-35: Thời cơ đã đến, xuất khẩu thôi!
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa đưa ra lời khen ngợi đối với MiG-35 và nhấn mạnh rằng, thời cơ đã đến, tiềm năng xuất khẩu dòng máy bay tiêm kích này là rất lớn.
Tiêm kích MiG-35.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hôm thứ Ba rằng máy bay tiêm kích đa năng MiG-35 tiên tiến do Tập đoàn Mikoyan (Nga) chế tạo vốn đang tiến hành bay thử nghiệm sẽ có tiềm năng xuất khẩu rất lớn.
“Chiếc máy bay này có sẵn những lợi thế dành cho xuất khẩu. Tôi lưu ý rằng, đàn anh của nó, tiêm kích MiG-29 hiện đang có mặt trong biên chế của không quân hơn 30 quốc gia”, Tổng thống Putin nói trong buổi cầu truyền hình với Tập đoàn chế tạo máy bay MiG nhân sự kiện MiG-35 bắt đầu tiến hành bay thử nghiệm.
Ông Putin kỳ vọng rằng dòng máy bay tiêm kích đa năng mới của MiG sẽ nhanh chóng sẵn sàng trong thời gian tới.
Tiêm kích đa năng MiG-35.
Video đang HOT
“Những chuyến bay thử của MiG-35 đã được tiến hành từ thứ Ba tuần trước”, ông Yuri Slyusar, người đứng đầu Tập đoàn máy bay liên hợp (UAC) của Nga tuyên bố, và “việc sản xuất hàng loạt theo các đơn đặt mua MiG-35 sẽ bắt đầu vào năm 2019.
Ông này cũng nói thêm rằng toàn bộ các hệ thống, linh kiện của MiG-35 được thiết kế và sản xuất tại Nga. Chúng có thể sử dụng nhiều loại vũ khí đã và sẽ được phát triển trong tương lai, bao gồm cả vũ khí laser.
“Chiếc máy bay này được thiết kế đặc biệt cho những cuộc xung đột quy mô lớn và trong môi trường đối phương có hệ thống phòng không mạnh. Các chỉ số hoàn hảo mà MiG-35 đã đạt được là nhờ hệ thống thiết bị trên khoang tối tân, đồng bộ với hệ thống trinh sát quang học mới, cùng tín hiệu phản xạ radar giảm vài lần so với MiG-29 nguyên bản”, ông nói.
“Chúng tôi đã tăng thêm số giá treo từ 6 lên 8, giúp MiG-35 mang được nhiều vũ khí hơn, gồm cả những vũ khí đã và sẽ nghiên cứu phát triển trong tương lai, gồm cả vũ khí laser”, ông nói trong một buổi giao nhiệm vụ cho ngành công nghiệp và quốc phòng.
Khác biệt lớn nhất của MiG-35 so với MiG-29 đó là chúng được radar mảng pha chủ động “Zhuk-A” với cự ly trinh sát tới 130km kèm khả năng bắt bám, theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu và tấn công đồng thời tới 6 mục tiêu, cả trên không và dưới mặt đất.
(Theo Soha News)
Tên lửa Trung Quốc lại bắn trúng tàu tuần tra Saudi Arabia
Hãng Sputnik ngày 31/1 đăng tải đoạn video ghi lại cảnh lực lượng Houthi ở Yemen dùng tên lửa chống hạm bắn trúng tàu tuần tra của Saudi Arabia tại Biển Đỏ.
Theo nguồn tin này, chiếc tàu khu trục của Hải quân Saudi Arabia đang tuần tra ở vùng biển phía Tây của Hodeida bất ngờ bị tấn công bởi các vũ khí chống hạm của phiến quân Houthi.
Vụ tấn công này đã khiến chiếc tàu bị hỏng nặng, hai nhân viên hải quân thiệt mạng và 3 người khác bị thương.
Nguồn tin quân sự địa phương tiết lộ, vũ khí thực hiện vụ tấn công này chính là tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất - loại vũ khí đã trở thành nỗi ám ảnh với Hải quân UAE.
Theo Spuntik ngày 1/10/2016, lực lượng nổi dậy Houthi vừa công bố một đoạn video khoe khoảnh khắc quả tên lửa bắn trúng một chiếc tàu chiến của Hải quân UAE đang tham gia chiến dịch quân sự do Arap Saudi đứng đầu tấn công lực lượng Houthi ở Yemen.
Chiến hạm Saudi Arabia trước khi bị tấn công.
Các tay súng Houthi khẳng định rằng, họ đã phối hợp với các đơn vị Vệ binh Cộng hòa Yemen phá hủy chiếc tàu Swift HSV-2 của UAE gần thành phố cảng Mokha bằng tên lửa hành trình chống hạm C-802.
"Tên lửa đã bắn trúng một chiếc tàu chiến của UAE khi nó đang đi vào bờ biển Mokha", lực lượng nổi dậy Houthi cho biết trong một tuyên bố đăng tải trên trang website của họ. "Chiếc tàu đã hoàn toàn bị phá hủy".
Ngay sau vụ việc, quân đội UAE đã xác nhận rằng một chiếc tàu do họ chỉ huy có liên quan đến một "sự kiện" ở eo biển Bab al-Mandeb gần Yemen, nhưng khẳng định rằng, không có thương vong gì trong vụ việc này.
Chiếc HSV-2 Swift bị phá hủy là tàu hai thân thuộc sở hữu và được điều hành bởi công ty Sealift Inc. Hải quân Mỹ đã thuê chiếc tàu này cho lực lượng vận tải hải quân Sealift Command giai đoạn 2003-2013 như một giải pháp thử nghiệm chống lại các nguy cơ bị trúng mìn đáy nước và thủy lôi.
Chiếc tàu chủ yếu được sử dụng làm nhiệm vụ vận tải và hỗ trợ các đội tàu chiến đấu. Từ năm 2015, Công ty Nạo vét biển Quốc gia United Arab Emirates điều hành chiếc tàu này. Đến ngày 30/09/2016, tàu bị đánh chìm ngoài khơi Yemen bởi tên lửa hành trình C 802 phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình YJ-8.
Vụ việc này đánh dấu lần thứ 2, tên lửa C-802 đã đánh chìm chiến hạm trong lực lượng Hải quân UAE. Lần bắn hạ trước đó xảy ra vào cuối năm 2015 khi nhóm phiến quân Yemen Ansar Allah tuyên bố đã đánh chìm tàu chiến Hải quân UAE bằng tên lửa chống hạm C 802.
Kênh truyền hình Al-Masiral vốn ủng hộ nhóm Ansar Allah đã phát sóng những thước phim đầu tiên của vụ tấn công này. Đoạn video đó cho thấy một trong những tàu hộ vệ lớp Baynunah của UAE.
Hình ảnh tiếp theo trong video đó cho thấy một tàu khu trục hạm lớp Oliver Haazard Perry mang tên Taba (916) của Hải quân Ai Cập. Cả hai tàu này trông không hề giống như bị tấn công.
Điều đáng này, đoạn băng trên được quay vào ban đêm nên rất khó để xác định được hệ thống mà nhóm phiến quân Ansar Allah sử dụng để phóng tên lửa tấn công tàu. Tuy nhiên, dựa trên một động cơ tăng áp rơi khi phóng, một số chuyên gia cho rằng, tên lửa chống hạm mà nhóm nổi dậy Yemen sử dụng là C 802 do Trung Quốc sản xuất.
C 802 được Viện Công nghệ điện cơ Haiying Trung Quốc phát triển và đưa vào trang bị từ cuối những năm 1980. Tên lửa nặng khoảng 715kg, dài 6,39m, mang đầu nổ xuyên giáp có định giờ nặng 165kg, tầm bắn khoảng 120km, độ cao bay tấn công 3-5m.
(Theo Soha News)
Donald Trump sẽ làm thế nào với chiếc va li hạt nhân "bí ẩn"? Trong buổi lễ nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây, một trợ lý quân đội "giấu mặt" sẽ đồng hành cùng Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama để chuyển giao một vật cực kỳ quan trọng cho ông chủ mới của Nhà Trắng, Donald Trump. Theo BBC, người trợ lý quân sự đó sẽ mang theo chiếc cặp da được gọi là "quả...