Tổng thống Putin được ủng hộ nhiều nhất tại Nga và Việt Nam
Theo kết quả thăm dò ý kiến vừa được Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) có trụ sở tại Mỹ công bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ nhất tại hai quốc gia là Nga và Việt Nam.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Hải quân Nga ở Baltiysk, vùng Kaliningrad ngày 26/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tại Nga, tỷ lệ ủng hộ của người dân dành cho ông Putin khá cao, đạt 88%. Bên ngoài đường biên giới Nga, chỉ có duy nhất Việt Nam có tỷ lệ người dân ủng hộ ông Putin cao, lên tới 75%. Ngoài ra, còn 2 quốc gia khác có tỷ lệ người dân ủng hộ ông Putin trên 50% là Trung Quốc (51%) và Ghana (56%).
Trung tâm Pew đã tiến hành thăm dò ý kiến của 45.435 người tại 40 quốc gia, trong đó có Nga, trong khoảng thời gian từ 25/3 cho tới 27/5, về cách hành xử trong các vấn đề quốc tế của Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Video đang HOT
Tính tổng tỷ lệ tại 39 quốc gia ngoài Nga, tỷ lệ ủng hộ ông Putin là 30%, trong khi đó tỷ lệ không ủng hộ là 51%. Tỷ lệ không hài lòng với ông Putin cao nhất là tại Ba Lan và Jordan, đều chiếm 80%. Tại Ukraine, tỷ lệ không ủng hộ ông Putin là 72%, vẫn còn thấp hơn so với tại Israel (74%) và tại Nhật Bản (73%). Tại Mỹ, tỷ lệ ủng hộ ông Putinlà 22% và không ủng hộ là 67%. Theo Pew, tỷ lệ sai số trong thăm dò ý kiến của trung tâm này tại các quốc gia dao động trong khoảng 3-4%.
Theo TN/baotintuc.vn
Mỹ hối thúc EU ủng hộ mạnh mẽ Mỹ trong vấn đề Biển Đông
Phía Mỹ cho rằng EU cần mạnh mẽ hơn nữa, rõ ràng hơn nữa trong việc yêu cầu dừng ngay các hoạt động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Trong một động thái hiếm hoi hôm 29/7, Mỹ đã hối thúc đồng minh thân cận là Liên minh châu Âu (EU) hãy có tiếng nói mạnh mẽ hơn để ủng hộ Washington trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc về việc xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông.
TS Amy Searight. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Amy Searight, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á, cho hay: Washington hoan nghênh EU kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp chủ quyền biển đảo và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên giữa Mỹ và EU có "một chút khác biệt trong cách tiếp cận" khi mà Washington thì kêu gọi "đóng băng" ngay các hoạt động thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, còn EU thì hơi khác trong cách tiếp cận.
Bà Amy Searight phát biểu tại một cuộc thảo luận về chính sách của Mỹ và EU đối với Đông Á: "Sẽ rất có ích nếu EU rõ hơn một chút trong việc ủng hộ các nguyên tắc này".
Hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: DNA India.
Ba Searight khẳng định tại sự kiện trên (tổ chức ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế): "Cái cần là một cách tiếp cận mạnh dạn hơn trong việc ủng hộ ý tưởng ngừng cải tạo thêm, ngừng quân sự hóa thêm [ở Biển Đông]."
Tại buổi thảo luận, Michael Fuchs, một phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Đông Á, cũng cho biết, cần giảm nguy cơ xung đột ở Biển Đông.
Trong khi đó, David O"Sullivan, Đại sứ EU ở Washington, cho hay: EU và Mỹ có những mục tiêu rất giống nhau, nhưng "việc sử dụng cùng ngôn ngữ [trong vấn đề Biển Đông] có thể đôi lúc phản tác dụng". Theo ông O"Sullivan, EU bận tâm đến an ninh ở Đông Á nhưng cũng xác định rõ có giới hạn đối với vấn đề này./.
Trung Hiếu Theo Reuters
Theo_VOV
Mỹ - Ukraine khởi động tập trận quy mô lớn Ngày 20/7, Mỹ và Ukraine đã khởi động cuộc tập trận đa quốc gia quy mô lớn mang tên Saber Guardian hay Rapid Trident -2015 (Đinh ba Thần tốc - 2015). Bộ Ngoại giao Nga coi đây là hành động khiêu khích của Mỹ và Ukraine, cảnh báo sẽ gây bùng nổ xung đột trong khu vực. Cuộc tập trận được khởi động...