Tổng thống Putin dọa ngừng bán khí đốt cho Ukraine trong vòng 1 tháng
Tổng thống Nga Putin ngày 17/4 khẳng định sẽ chờ thêm 1 tháng nữa để Ukraine thanh toán tiền nợ mua khí đốt trước khi xem xét ngừng bán. Ông cũng cảnh báo châu Âu về thiệt hại nếu ngừng mua khí đốt từ Nga.
Tuyên bố trên được ông Putin đưa ra trong bối cảnh Kiev và Mátxcơva vẫn đang bất đồng về giá bán khí đốt, sau khi Nga quyết định tăng giá bán. Hiện Ukraine vẫn đang nợ Nga hơn 2,2 tỷ USD và chính phủ Nga từng đề xuất sẽ yêu cầu Ukraine phải trả trước tiền mua trong thời gian tới, nhưng Tổng thống Putin đã đề nghị tạm thời chưa triển khai.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo sẽ ngừng bán khí đốt cho Ukraine trong vòng 1 tháng tới
Phát biểu trên truyền hình chiều 17/4, ông khẳng định sẽ cho Ukraine thêm một tháng nữa để trả nợ, trước khi chuyển sang cơ chế thanh toán trước, cung cấp khí đốt sau.
“Đây là một đợt thanh toán phức tạp và có thể dẫn tới sự gián đoạn cung cấp khí đốt cho các khách hàng châu Âu của chúng ta. Chúng ta có thể ngừng ngay bây giờ, nhưng chúng ta sẽ đợi thêm một tháng nữa”, Putin nói.
Trong khi đó, Ukraine đã tái khởi động việc nhập khẩu khí đốt từ Ba Lan trong tuần này, và đang tăng công suất lên tối đa, nhà vận hành hệ thống trung chuyển khí đốt Ba Lan Gaz System khẳng định.
Theo công ty này, hôm thứ Ba vừa qua, Ukraine đã nhập khoảng 4 triệu m3khí từ nước này, đạt công suất tối đa của hệ thống đường ống. Đợt giao hàng này được thực hiện sau một hợp đồng giữa công ty năng lượng RWE của Đức và Naftogaz của chính phủ Ukraine.
Khối lượng khí đốt thường niên mà hệ thống Hermanovice của Ba Lan có thể bơm vào khoảng 1,5 tỷ m3. Gaz System cho biết thêm rằng các đợt giao hàng hiện được thực hiện trên cơ sở từng ngày.
Naftogaz và RWE đã ký một hợp đồng cung cấp khí đốt có thời hạn 5 năm vào tháng 5/2012. Theo đó phía Đức sẽ bán cho Ukraine 10 tỷ m3 khí. Năm ngoái RWE đã bán cho Naftogaz 1 tỷ m3 khí.
Video đang HOT
Chiến tranh dầu mỏ sẽ khiến phương Tây “mất máu”
Cũng trong buổi trả lời phỏng vấn trực tuyến, ông Putin khẳng định cơ hội để phương Tây gây tổn thương kinh tế Nga thông qua việc ngừng mua khí đốt là rất nhỏ. Bởi việc này chỉ khiến phương Tây tổn thương. Và nếu Mỹ cố gắng hạ giá dầu, nó chỉ khiến đồng USD bị mất giá.
Ukraine và châu Âu lệ thuộc lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga
Để thực sự ảnh hưởng tới thị trường dầu mỏ thế giới, một quốc gia sẽ cần phải tăng sản lượng và hạ giá, điều mà hiện chỉ có Arập xê út có thể thực hiện, ông chủ điện Kremlin nói.
Ông Putin cho biết thêm rằng ông không nghĩ Arập xê út, nước vốn có quan hệ “rất tốt đẹp” với Nga, sẽ chọn việc giảm giá bởi việc này cũng gây tổn hại cho kinh tế của nước này.
Nếu sản lượng dầu của thế giới tăng, giá có thể giảm xuống khoảng 85 USD/thùng. “Với chúng ta, nếu giá giảm từ 90 USD xuống 85 USD/thùng cũng không có gì nghiêm trọng”, Putin nói và cho rằng Arập xê út sẽ nhạy cảm hơn với diễn biến này.
Và với việc là thành viên của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC, Arập xê út cần phải cùng thảo luận hành động của mình với các thành viên khác, một điều “rất phức tạp”.
Trong khi đó, Nga đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu năng lượng của châu Âu. Ví dụ như Phần Lan, rất thân thiết với Nga về kinh tế bởi 70% lượng khí đốt họ nhập là từ Nga.
“Liệu châu Âu có thể ngừng mua khí đốt của Nga? Tôi nghĩ là không thể…Liệu họ có tự khiến mình chảy máu hay không? Điều đó thật khó tưởng tượng”, ông chủ điện Kremlin phân tích.
Do dầu được bán trên thị trường toàn cầu, việc giảm giá cũng có nghĩa là giảm bớt lượng USD trong lưu thông, khiến giá trị của nó trên thị trường tiền tệ toàn cầu sụt giảm. “Nếu giá giảm trên thị trường toàn cầu, ngành công nghiệp dầu đá phiến mới nổi sẽ chết”, Putin khẳng định.
Ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ đã tăng sản lượng trong nước, giúp Mỹ trở nên độc lập hơn và đang chuẩn bị vượt Nga về sản lượng.
Kinh tế Nga phụ thuộc lớn vào năng lượng. Năm 2013, hơn 50% ngân sách quốc gia đến từ nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt. Nguồn thu chính đến từ dầu, khi doanh thu đạt 191 tỷ USD, còn khí đốt chỉ thu về 28 tỷ USD
“Doanh thu từ dầu và khí đốt đóng góp lớn cho ngân sách của nước Nga, một yếu tố lớn để chúng ta quyết định khi chúng ta hoạch định các chương trình chính phủ, và tất nhiên là đáp ứng các nghĩa vụ xã hội của chúng ta”, ông Putin nói.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Các nước Trung Đông sẽ đi theo hướng nào?
Ba năm đã trôi qua kể từ khi nổ ra phong trào "Mùa xuân Arập", một câu hỏi đang được đặt ra là những thay đổi hiện nay liệu có mang đến kết quả tốt đẹp cho thế giới Arập hay không?
Tuần hành ủng hộ chính phủ Syria tại thị trấn Baniyas, thành phố biển miền nam Latakia ngày 25/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong năm 2014, các nước trong khu vực Trung Đông sẽ đi theo các hướng khác nhau, trong đó có những quốc gia sẽ hướng đến quá trình cải cách triệt để, trong khi một số nước khác sẽ tiếp tục duy trì những chính sách cũ và tìm cách né tránh các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội đang tồn tại.
Ai Cập trong năm 2014 sẽ chứng kiến những sự kiện quan trọng, như bầu cử tổng thống và nghị viện. Hiến pháp mới được cho là có những điều khoản bất lợi cho phe Hồi giáo, cũng như sẽ làm gia tăng quyền hành đối với lực lượng quân đội. Người ta đã biết Tướng Abdel Fattah Al - Sisi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập, sẽ ra tranh cử tổng thống và được dự đoán sẽ giành thắng lợi áp đảo. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đem lại ổn định cho Ai Cập ngay trong năm 2014.
Tại Libya, năm 2014 bắt đầu một quá trình phục hồi một cách dần dần với cuộc bầu cử quốc hội và cuộc đối thoại dân tộc dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, để những nỗ lực này mang lại hiệu quả, cần phải tổ chức tốt các vòng đối thoại dân tộc và giải giáp vũ khí của các tay súng tự do, tái hòa nhập họ với xã hội một cách có hiệu quả.
Trong khi đó, tại Syria, dự đoán trong năm 2014, chiến sự vẫn tiếp tục tàn phá đất nước này và hai bên sẽ tiếp tục ở thế giằng co, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế ngày một lo ngại về sự phát triển của các nhóm Hồi giáo cực đoan tại nước này.
Các nước Arập có chế độ quân chủ cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, tuy có phần khác so với những gì mà các nước cộng hòa đang phải gánh chịu. Các nước vùng Vịnh giàu có đã tìm cách giải quyết tình trạng bất ổn bằng các biện pháp tài chính (trừ trường hợp Bahrain). Trong khi đó, tại các nước nghèo hơn như Morocco hay Jordan, chính quyền lại ban hành các chính sách "cải cách từ thượng tầng" nhằm làm hạ nhiệt các cuộc biểu tình trên đường phố.
Dù là giải pháp cải cách tài chính hay an ninh thì các nước theo chế độ quân chủ trong thế giới Arập đã tạm thời thoát khỏi tình trạng bạo loạn đang lan rộng tại nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, họ vẫn chưa giải quyết được triệt để những vấn đề tiềm ẩn về kinh tế, chính trị và xã hội. Chính điều đó khiến cho nguy cơ bất ổn vẫn luôn tiềm tàng và đe dọa đến ổn định.
Saudi Arabia đang nỗ lực để giúp họ cũng như các nước vùng Vịnh tránh xa khỏi tình trạng bất ổn trong khu vực bằng các chính sách như tăng cường trợ giá, cải cách nửa vời, hay như đưa quân đội vào Bahrain. Ngoài khuôn khổ khu vực vùng Vịnh, Riyadh nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của cả tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập cũng như Iran, cùng với chính sách đối ngoại "nước đôi", vừa viện trợ tài chính cho chính phủ lâm thời tại Ai Cập do quân đội hậu thuẫn, vừa ủng hộ viện trợ khí tài cho lực lượng phiến quân tại Syria.
Năm 2014 sẽ là một năm quyết định đối với Iran, cả về đối nội và đối ngoại. Trong khi thỏa thuận tạm thời về chương trình hạt nhân của nước này bắt đầu có hiệu lực, đã bắt đầu xuất hiện sự "lệch pha" giữa Mỹ và Iran liên quan đến một thỏa thuận toàn diện. Người ta cũng chờ xem liệu khi vấn đề hạt nhân của Iran được làm nguội bớt thì quan hệ hợp tác giữa nước này với Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề khu vực có được cải thiện một cách đáng kể hay không.
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Israel và Palestine thực sự muốn tìm cách gỡ bỏ những trở ngại lớn trong quan hệ song phương và điều đó báo hiệu tiến trình hòa bình Trung Đông vẫn bế tắc, đồng nghĩa với sự thất bại của Mỹ trong vai trò trung gian.
Tóm lại, năm thứ tư của "Mùa xuân Arập" cũng sẽ vẫn chỉ là một trong những trang đầu của một cuốn sách rất dài về lịch sử thế giới Arập.
Theo Báo Tin tức
Ông Yanukovych đang ẩn mình trong boong-ke? Tổng thống bị phế truất của Ukraine Viktor Yanukovych đã chạy trốn khỏi thủ đô Kiev từ ngày thứ sáu vừa qua và kể từ đó, nhiều nguồn tin cho rằng ông đang ẩn mình trong một boong-ke tại vùng Donetsk. Cũng có nguồn tin cho rằng ông đã trốn ra nước ngoài, tới Nga, Ả rập, Bulgaria, hoặc Gruzia... Những địa điểm...