Tổng thống Putin cho phép coi báo chí nước ngoài là tình báo
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25-11 ký đạo luật cho phép các nhà chức trách nước này liệt cơ quan báo chí nước ngoài vào danh sách “đặc vụ nước ngoài” và phải tiết lộ các nguồn tài chính.
Tổng thống Nga Vladimir Putin Ảnh: REUTERS
Hãng tin Sputnik dẫn nội dung đạo luật cho biết những cơ quan báo chí nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ hoặc tổ chức nước ngoài có thể bị coi là đặc vụ nước ngoài. Bộ Tư pháp Nga sẽ quyết định cơ quan báo chí nào là “đặc vụ nước ngoài”.
Theo hãng tin Reuters, động thái này nhằm đáp trả điều mà Moscow cho là sức ép không thể chấp nhận của Mỹ đối với các phương tiện truyền thông Nga.
Luật mới được lưỡng viện của Quốc hội Nga nhanh chóng thông qua trong 2 tuần vừa qua. Một bản của luật này được đăng lên cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến của chính phủ Nga hôm 25-11, nêu rõ nó có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Video đang HOT
Hành động của Nga nhắm vào truyền thông Mỹ xuất phát từ các cáo buộc nói rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2016 theo hướng có lợi cho ông Donald Trump.
Cụ thể, đài CNN cho biết Kênh truyển hình Russia Today (RT) và Sputnik cũng bị chỉ mặt trong báo cáo của tình báo Mỹ về việc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái.
RT bị cáo buộc truyền các thông điệp chiến lược của chính phủ Nga với mục đích gây ảnh hưởng chính trị và thổi bùng bất mãn tại Mỹ.
Các quan chức tình báo Mỹ đã cáo buộc Điện Kremlin sử dụng các tổ chức truyền thông Nga để gây ảnh hưởng đến cử tri Mỹ, và Washington đã buộc đài RT của nhà nước Nga phải đăng ký văn phòng đặt ở Mỹ dưới tư cách “đặc vụ nước ngoài”.
Điện Kremlin nhiều lần phủ nhận can thiệp vào cuộc bầu cử và nói những hạn chế đối với các đài của Nga tại Mỹ là một cuộc tấn công nhắm vào tự do ngôn luận.
Tuần trước, Bộ Tư pháp Nga công bố danh sách gồm 9 hãng tin được Mỹ tài trợ mà họ nói là có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi này. Bộ này nói rằng họ đã viết thư thông báo cho Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài châu Á Tự do/Đài Tự do (RFE/RL) do chính phủ Mỹ tài trợ cùng với bảy cơ quan tin tức tiếng Nga hoặc tiếng địa phương do RFE/RL điều hành.
Tom Kent, Giám đốc RFE/RL, nói rằng vẫn còn quá sớm để suy đoán về hiệu ứng của luật mới. Tuy nhiên trước đây, vào giữa tháng 9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo Moscow sẽ trả đũa nếu Mỹ có hành động chống lại RT và Sputnik.
Theo H.Bình
Người Lao Động
Tổng thống Putin tiết lộ số quốc gia mua vũ khí Nga
Tổng thống Vladimir Putin cho biết nhu cầu về các sản phẩm quân sự của Nga chưa có dấu hiệu giảm sút và nhiều nước vẫn đang đặt hàng vũ khí với Moscow.
Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik)
"Năm 2017, 59 quốc gia đã mua vũ khí của Nga. Điều quan trọng đó là các đơn đặt hàng mua sản phẩm quân sự từ các hãng sản xuất của Nga không có dấu hiệu sụt giảm", Tổng thống Putin phát biểu tại cuộc họp với các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga và đại diện các nhà sản xuất vũ khí Nga ngày 23/11.
Tổng thống Putin cho biết Nga đã duy trì hợp tác kỹ thuật quân sự ổn định với 80 quốc gia trên toàn thế giới. Theo ông chủ Điện Kremlin, sự cải tiến liên tục của các vũ khí quân sự đã cho phép Nga duy trì vị trí hàng đầu trong danh sách các nước xuất khẩu sản phẩm quân sự và phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự với các đối tác nước ngoài.
Trước đó, trong bài phát biểu tại cuộc họp về phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng, Tổng thống Putin đã kêu gọi "Lục quân và Hải quân Nga phải sở hữu vũ khí, công nghệ quân sự hiện đại nhất, vượt trội hơn các vũ khí tương tự của nước ngoài, đồng thời phải đảm bảo theo kịp những thay đổi về chiến thuật và chiến lược của các cuộc chiến trong tương lai".
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định nếu muốn giành chiến thắng và vượt lên trước các nước, quân đội Nga phải trở thành lực lượng mạnh nhất và các vũ khí của Nga phải đảm bảo được tính răn đe chiến lược cũng như khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa từ nước ngoài.
Theo Tổng thống Putin, việc thực hiện chương trình vũ khí quốc gia mới sẽ phụ thuộc vào khả năng của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng và cả các trung tâm nghiên cứu khoa học. Những cơ quan này không chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ cũng như vũ khí hiện đại mà còn phải luôn chuẩn bị cho tình huống sản xuất hàng loạt.
Thành Đạt
Theo TASS
Sự cố ngoài ý muốn trong cuộc gặp giữa ông Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vô tình làm đổ chiếc ghế của người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong một cuộc họp báo chung ở Sochi hôm 23/11, hãng thông tấn RT của Nga cho biết. Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (Ảnh: RT) Theo RT, sự việc xảy ra...