Tổng thống Putin cảnh báo sắc lạnh về hành động của Mỹ loại bỏ INF
Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh rằng, trách nhiệm đối với những gì đã xảy ra hoàn toàn thuộc về phía Mỹ.
Theo Cục báo chí Điện Kremlin, hôm nay (5/8) Tổng thống Nga V.Putin đã tiến hành cuộc họp với các thành viên Hội đồng An ninh LB Nga, mà chủ đề chính là việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước về xóa bỏ các lực lượng hạt nhân tầm trung(INF). Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố, hành động của Mỹ có thể tái diễn chạy đua vũ trang.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng các hành động của Mỹ nhằm loại bỏ Hiệp ước INF có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang không được kiểm soát. Theo nhà lãnh đạo Nga, các hành động của Mỹ dẫn đến xóa bỏ Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung chắc chắn sẽ kéo theo sự mất giá trị, phá hoại toàn bộ cấu trúc hỗ trợ của an ninh toàn cầu, bao gồm Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược và Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ông khẳng định, một kịch bản như vậy có nghĩa là nối lại một cuộc chạy đua vũ trang không kiềm chế. Nga rất tiếc khi phải tuyên bố rằng, với cái cớ tự nghĩ ra, Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước về xóa bỏ các lực lượng hạt nhân tầm trung, phá hủy một trong những văn kiện cơ bản trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí – làm phức tạp nghiêm trọng tình hình trên thế giới.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh rằng, trách nhiệm đối với những gì đã xảy ra hoàn toàn thuộc về phía Mỹ. “Thay vì thảo luận chu đáo về các vấn đề an ninh quốc tế, thì Mỹ chỉ đơn giản bỏ qua nhiều nỗ lực để giảm khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Tổng thống Putin khẳng định, Nga sẽ bắt đầu phát triển các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, nếu chắc chắn rằng Mỹ đã bắt đầu sản xuất các loại vũ khí như vậy. Nhà lãnh đạo Nga đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng Nga, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Tình báo đối ngoại “theo dõi cẩn thận các bước tiếp theo của Mỹ trong việc phát triển, sản xuất và triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn”. Tổng thống Putin đồng thời khẳng định, tất cả các hành động của Moscow sẽ chỉ là đáp trả tương xứng.
Đồng thời, nhà lãnh đạo Nga cũng tuyên bố, “Moscow sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán chính thức về việc đảm bảo sự ổn định chiến lược và an ninh với Washington. Nga sẵn sàng cho việc này”.
Trước đó, cùng ngày, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Riabkov đã chủ trì cuộc họp báo tại trụ sở của Bộ, cũng xoay quanh chủ đề này và tuyên bố Mỹ là “người đào mộ” chôn Hiệp ước INF./.
Theo Anh Tú/VOV-Moscow
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ủng hộ đặt tên lửa ở châu Á
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 3/8 cho biết, ông ủng hộ việc đặt các tên lửa mặt đất tầm trung ở châu Á trong tương lai gần, một ngày sau khi Mỹ rút lui khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng.
Phát biểu của ông Esper nhiều khả năng sẽ làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang, và có thể làm căng thẳng thêm mối quan hệ hiện đã cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt với Trung Quốc.
"Có, tôi muốn vậy", ông Esper nói, khi được hỏi liệu ông có đang cân nhắc việc đặt tên lửa ở châu Á hay không. "Tôi muốn làm được việc đó trong vài tháng tới... nhưng những việc này thường sẽ mất thời gian lâu hơn dự kiến", ông nói với phóng viên đi cùng ông tới Sydney, Australia.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper
Mỹ đã chính thức rời khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga hôm 2/8, sau khi cáo buộc Moscow đã vi phạm hiệp ước. Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc này.
Hôm 2/8, các quan chức Mỹ cấp cao cho biết rằng việc huy động các vũ khí như vậy sẽ còn mất nhiều năm nữa.
Trong vòng vài tuần tới, dự kiến Mỹ sẽ thử một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, và vào tháng 11, Lầu Năm Góc sẽ đặt mục tiêu phóng thử một quả tên lửa đạn đạo tầm trung. Cả hai vụ phóng này sẽ sử dụng các loại vũ khí thông thường, không phải hạt nhân.
Hiệp ước INF kí kết năm 1987 nghiêm cấm việc sử dụng các tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, cả hạt nhân và thông thường, và các tên lửa hành trình có tầm xa từ 500 đến 5.500km.
Các quan chức Mỹ từ nhiều năm nay đã cảnh báo rằng, Mỹ đang ở thế bất lợi với việc Trung Quốc đang phát triển các vũ khí tên lửa mặt đất ngày càng tinh vi, mà Lầu Năm Góc không thể sánh bằng vì phải tuân thủ hiệp ước với Nga.
Mỹ đã phải phụ thuộc vào các khả năng quân sự khác để đối trọng lại với Trung Quốc, như tên lửa phóng từ tàu chiến hay máy bay. Tuy nhiên, những người ủng hộ tên lửa mặt đất thì cho rằng đây là cách tốt nhất để chống lại việc Trung Quốc phô diễn sức mạnh tên lửa mặt đất.
"Tôi không nghĩ một cuộc chạy đua vũ trang sẽ xảy ra, tôi chỉ nghĩ chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp chủ động để phát triển một khả năng quân sự mà chúng tôi cần cho cả khu vực châu Âu và chắc chắn là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nữa", ông Esper cho biết.
Tuy chưa có quyết định nào được đưa ra, về lý thuyết, Mỹ có để đặt các tên lửa dễ ẩn giấu và di chuyển được bằng đường bộ ở những nơi như Guam.
Anh Thư
Theo vietnamnet
Tiết lộ thêm của ông Trump về cuộc điện đàm với Putin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên, cuộc điện đàm mới nhất của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin không dài, nhưng rất tuyệt. Theo RT, ông Trump hôm 31/7 đã gọi điện cho Tổng thống Putin, đề nghị giúp Nga chiến đấu với các vụ cháy rừng đang diễn ra ở Siberia. Nói về việc này, người đứng...