Tổng thống Putin cam kết cắt giảm tối đa vũ khí hạt nhân
Trong một bức thư gửi tới hội nghị về Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận Moscow sẽ hoàn toàn tuân thủ mọi điều khoản của hiệp ước.
Được ban hành vào năm 1970, NPT được thiết kế nhằm ngăn cản sự mở rộng của các loại vũ khí hạt nhân và thúc đẩy việc sử dụng an toàn nguồn năng lượng hạt nhân. Tổng thống Putin đã đảm bảo với tất cả thành viên của NPT rằng, điện Kremlin sẽ thực hiện mọi công việc thích hợp để hoàn thành yêu cầu của hiệp ước.
Tổng thống Putin gửi thư khẳng định quan điểm của Nga về vấn đề vũ khí hạt nhân
“Chúng tôi đã cắt giảm kho vũ khí hạt nhân đến mức thấp nhất có thể, từ đó, đóng góp một phần đáng kể vào quá trình hoàn thành việc giải trừ vũ khí. Nga có kế hoạch hoàn thành công việc này và giữ cân bằng giữa sự phát triển các chương trình hạt nhân vì mục đích hoà bình với tăng cường hoạt động chống phổ biến các loại vũ khí này”, ông Putin viết.
Video đang HOT
Bức thư cũng nhấn mạnh tới cam kết của Nga với mục VI của hiệp ước, theo đó, mỗi bên cần phải “tiến hành đối thoại chân thành và đồng ý cắt giảm vũ khí dưới sự kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt của các tổ chức quốc tế”.
Tổng thống Putin nói thêm rằng, Nga muốn tạo ra một sự hợp tác hiện đại, bền vững và an toàn trong vấn đề năng lượng hạt nhân và tin rằng 3 giai đoạn chính bao gồm chống phổ biến, giải trừ và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình sẽ được diễn ra theo một cách phù hợp trong tương lai.
“Tôi hi vọng trong hội nghị về NPT, các nước sẽ khẳng định lại sự sẵn sàng tuân thủ theo những thoả thuận đã đề ra. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây sẽ là một nhân tố quan trọng để đảm bảo hoà bình, ổn định và an ninh cho hành tinh”, ông Putin viết.
Bất chấp lời cam kết của Tổng thống Putin, phương Tây vẫn tiếp tục cáo buộc Nga vi phạm các hiệp ước về vũ khí hạt nhân. Hôm 27-4, đại diện Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Hôm nay, phía Mỹ đã đưa ra lời cáo buộc liên quan đến việc vi phạm Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà không đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào. Cáo buộc các nước khác vi phạm NPT, tuy nhiên, Mỹ lại quên mất rằng chính họ đang bỏ qua những quy định của hiệp ước này”.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ sẽ giúp Nhật bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư
Ngày 27.4 (giờ Mỹ), Mỹ và Nhật Bản chính thức công bố Bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng song phương được sửa đổi lần đầu tiên kể từ năm 1997.
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe được đánh giá sẽ tạo ra kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, những nội dung trong văn kiện mới đánh dấu những thay đổi lớn nhất trong hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản kể từ năm 1945.
Được tạo đà từ việc chính phủ Nhật quyết định gỡ bỏ các rào cản về việc thực thi quyền phòng vệ tập thể, Bản hướng dẫn mới cho phép mở rộng phạm vi hợp tác quốc phòng - an ninh giữa 2 nước về cả mặt địa lý, vai trò lẫn chiến tranh mạng. Trong đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật có thể hỗ trợ quân đội Mỹ khi cần tại nhiều khu vực trên thế giới thay vì chỉ tập trung vào các tình huống "xung quanh Nhật Bản" như trong văn kiện cũ.
Cũng trong ngày hôm qua 27.4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tái khẳng định cam kết giúp Nhật bảo vệ các vùng lãnh thổ do Tokyo quản lý, kể cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc.
Động thái trên được đưa ra nhân chuyến thăm Mỹ bắt đầu từ ngày 26.4 của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe với mục đích thắt chặt hơn nữa quan hệ đồng minh chiến lược, cũng như tìm kiếm bảo đảm rằng Washington sẽ hỗ trợ Tokyo trong trường hợp xảy ra xung đột liên quan đến tranh chấp chủ quyền. Dự kiến trong hôm nay 28.4, Thủ tướng Abe sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama và sẽ trở thành lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên phát biểu trước quốc hội Mỹ vào ngày 29.4.
Một trọng tâm khác trong chuyến thăm là thảo luận về đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn là một trong những cột trụ của chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương mà Mỹ đang thực thi. AFP dẫn lời ông Ben Rhodes, Cố vấn chính sách quan hệ đối ngoại của Tổng thống Obama, khẳng định Mỹ hoan nghênh việc Nhật đóng một vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Chúng tôi tin điều đó kết nối tốt với chiến lược tái cân bằng của Mỹ", quan chức này nhấn mạnh.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Phiến quân Boko Haram đổi tên theo phiến quân IS Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) nhiều khả năng lần đầu tiên sẽ có được chỗ đứng vững chắc bên ngoài Trung Đông và Bắc Phi, sau khi phiến quân Boko Haram ở Tây Phi tuyên bố đổi tên thành Tỉnh Tây Phi thuộc IS (ISWAP). Ảnh chụp màn hình các đoạn video tuyên truyền của Boko Haram cho thấy...