Tổng thống Putin bất ngờ chia sẻ về tuổi thơ dữ dội
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, thời tuổi thơ dữ dội đã dạy ông bài học quý giá: Nếu đánh nhau là điều không thể tránh khỏi, thì phải ra đòn trước.
“Cách đây 50 năm, những con phố Leningrad dạy tôi một điều: Nếu buộc phải đánh nhau, thì hãy ra đòn trước”, Business Insider dẫn lời tổng thống Putin
Tổng thống Putin tuyên bố, nếu buộc phải đánh nhau thì hãy ra đòn trước.
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai tại thành phố Sochi ngày 23.10.
Theo nhà báo Max Seddon của tờ BuzzFeed (Mỹ), ông Putin chia sẻ, ông từng trải qua thời tuổi thơ khó khăn, vất vả khi lớn lên ở khu ổ chuột của thành phố Leningrad.
Trước đây, ông chủ Điện Kremlin cũng từng chia sẻ về tuổi thơ khó khăn của mình. Theo trang web putin.kremlin.ru, trong một cuộc phỏng vấn, ông Putin kể: “Chúng tôi sống rất giản dị. Bữa cơm chỉ có súp bắp cải, món cốt lết, bánh pancake. Chỉ vào những ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ, mẹ tôi mới làm món bánh bao nhồi nhân với bắp cải, thịt rất ngon và bánh tart pho mát”.
Ngoài ra, do khi còn nhỏ, ông Putin là một cậu bé hiếu động, nghịch ngợm nên mẹ ông không cho ông học Judo. Mẹ ông sợ rằng, việc học võ sẽ khiến con trai mình gây thêm rắc rối, theo putin.kremlin.ru.
“Mỗi khi tôi đi tập (Judo), mẹ tôi sẽ càu nhàu rằng – thằng bé lại bắt đầu đi gây lộn, đánh nhau nữa đấy”, ông Putin chia sẻ.
Mẹ nhà lãnh đạo Nga chỉ thay đổi thái độ với việc ông luyện tập Judo khi đích thân thầy giáo dạy môn võ này cho ông tới nhà thuyết phục.
Ông Putin cho biết, thầy giáo đã kể với bố mẹ ông về năng khiếu và thành tích mà ông đạt được trong môn Judo. Nhờ vậy, bố mẹ ông cuối cùng cũng chấp nhận để ông học môn võ này.
Nhà lãnh Nga cũng thừa nhận, thời thiếu niên, ông là một học trò hay gây rối, quậy phá chứ không phải là một cậu bé chăm chỉ, hiền lành.
Video đang HOT
Chân dung Tổng thống Putin thời trẻ.
Cô giáo từng dạy ông Putin thời trung học tên là Vera Gurevich chia sẻ: “Hồi học lớp 5, Putin là cậu học trò rất nghịch ngợm. Tuy nhiên, tôi tin rằng, cậu bé này rồi sẽ làm nên điều gì đó đặc biệt nên đã quan tâm đến Putin nhiều hơn, cố gắng tách cậu học trò khỏi các nhóm nam sinh đường phố quậy phá”.
“Tôi nhận thấy, cậu học trò Putin rất thích học ngoại ngữ và học rất giỏi. Putin rất thông minh và có trí nhớ rất tốt. Tôi có thể nhận thấy, tiềm năng lẫn năng lượng bên trong con người cậu học trò của mình”, cô Vera Gurevich cho hay.
Theo đó, nhà báo Max Seddon bình luận, những năm tháng tuổi thơ dữ dội đó dường như đã ảnh hưởng và góp phần hình thành tính cách cũng như thế giới quan của ông sau này, đặc biệt là liên quan đến các cuộc chiến – bao gồm cả cuộc chiến chống khủng bố hiện nay tại Syria.
Nga bắt đầu chiến dịch không kích nhằm tiêu diệt các chiến binh khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria kể từ ngày 30.9 theo đề nghị giúp đỡ của chính quyền Tổng thống Assad.
Lực lượng nổi dậy ở Syria, Mỹ và các đồng minh phương Tây của nước này cáo buộc chiến dịch không kích của Nga, kết hợp với các cuộc tấn công trên mặt đất của quân đội chính phủ Assad, không nhắm mục tiêu chính vào các chiến binh khủng bố IS.
Thay vào đó, chiến dịch không kích của Nga chủ yếu nhắm vào lực lượng nổi dậy ôn hòa, vốn được Mỹ và phương Tây hậu thuận đang chiến đấu chống lại chế độ Tổng thống Assad.
Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc trên đồng thời tuyên bố, sẽ tiếp tục mở rộng quy mô của cuộc chiến chống IS.
Kể từ ngày phát động chiến dịch không kích đến nay, chiến đấu cơ Nga đã không kích gần 830 lần, tiêu diệt hàng trăm chiến binh khủng bố, hàng chục sở chỉ huy, kho vũ khí, đạn dược và các cơ sở quân sự khác của các chiến binh khủng bố.
Nhờ sự hậu thuẫn trên không hiệu quả của chiến đấu cơ Nga, quân đội Syria dưới mặt đất dồn dập mở các đợt tấn công lớn, đẩy lùi lực lượng khủng bố trên chiến trường, giành lại các khu dân cư.
Theo Danviet
Dân mạng TQ ủng hộ TT Putin ném bom chống IS tại Syria
Trong khi phương Tây không ngừng chỉ trích, lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, phần lớn cư dân mạng Trung Quốc vẫn thể hiện sự ủng hộ đối đối với Tổng thống Putin.
Chiến dịch không kích chống lại các chiến binh khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) của Tổng thống Nga Putin được truyền thông và cộng đồng mạng Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Theo Foreign Policy, các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã mô tả chiến dịch quân sự của Nga tại Syria là hoàn toàn nhằm mục đích tiêu diệt những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Chiến dịch của Nga đang tỏ ra hiệu quả trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố và được chính phủ lẫn người dân Syria ủng hộ.
Trong một bài bình luận được đăng tải ngày 11.10, hãng thông tấn xã chính thức của Trung Quốc Tân Hoa xã mô tả, Tổng thống Syria Assad - một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán được đông đảo người dân trong nước ủng hộ - đã thoát khỏi tình thế "ngàn cân treo tóc" nhờ sự hỗ trợ của Nga trong cuộc chiến chống lại các chiến binh khủng bố.
Ngày 12.10, một bài bình luận khác cũng được đăng tải trên Tân Hoa xã nhấn mạnh rằng, quyết định can thiệp vào Syria của Tổng thống Nga Putin sẽ "thúc đẩy một giải pháp chính trị" cho cuộc xung đột ở Syria và đó là những gì Bắc Kinh đã và vẫn đang lên tiếng kêu gọi.
Tương tự, trong hai ngày liên tiếp - ngày 13.10 và 14.10 - tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc cũng đăng tải các bài viết, bao gồm "Người dân Syria mít tinh để bày tỏ lòng biết ơn đối với Nga", thông tin lực lượng nổi dậy Syria tấn công người mít tinh...
Đồng thời, truyền thông Trung Quốc cũng chỉ trích Mỹ và phương Tây đã giữ cái nhìn quá tiêu cực về chiến dịch quân sự của Nga tại Syria. Chẳng hạn, trong một bài bình luận được đăng tải vào ngày 13.10, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lên án rằng, Mỹ cũng như "các phương tiện truyền thông phương Tây" đang cố tình làm hồi sinh tâm lý Chiến tranh Lạnh trong khi Nga chỉ đơn giản là đang cố gắng để chống lại những kẻ khủng bố.
"Nga đã nhiều lần khẳng định rằng, các hoạt động quân sự của nước này tại đất nước Trung Đông là hợp pháp vì được phát động theo đề nghị của chính phủ hợp pháp của Syria. Mục đích của chiến dịch là tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố, cực đoan ở bên trong biên giới Syria", bài bình luận viết.
Một bài bình luận khác còn cho rằng, sự can thiệp quân sự của Nga ở Syria sẽ có lợi cho mối quan hệ Đông - Tây và buộc phương Tây phải thiết lập các kênh đối thoại và hợp tác với Nga. Từ đó, các cuộc không kích của Nga tại Syria được cho là "một phương pháp độc đáo để hâm nóng quan hệ Nga - Mỹ".
Trong khi đó, chiến dịch không kích IS của Nga tại Syria cũng được cộng đồng mạng Trung Quốc đặc biệt quan tâm và đang trở thành chủ đề thảo luận "nóng" trên khắp các diễn đàn.
Một bài viết được đăng tải ngày 3.10 và được chia sẻ tới hơn 70.000 lượt trên trang mạng xã hội lớn nhất của Trung Quốc Weibo (tương tự như trang mạng Twitter) bình luận, cuộc xung đột ở Syria đại diện cho cuộc đấu tranh quyền lực giữa Tổng thống Obama và Tổng thống Putin, trong đó nhà lãnh đạo Nga nhận được sự ủng hộ và ngưỡng mộ từ cư dân mạng Đại lục vượt trội hơn hẳn so với ông chủ Nhà Trắng.
Phần lớn cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ Tổng thống Nga Putin nhiều hơn Tổng thống Mỹ Obama.
Ngoài ra, trong số hơn 12.000 bình luận về bài viết, nhiều bình luận thậm chí còn tỏ ra cảm thông với Tổng thống Assad đáng thương và bất hạnh khi cùng một lúc phải đối phó với nạn hạn hán, sự nổi lên của tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo và sự can thiệp của Mỹ. Một số cư dân mạng còn cho rằng, chính khi Mỹ và đồng minh của nước này bắt đầu can thiệp và hỗ trợ quân nổi dậy Syria, cuộc nội chiến ở nước này mới nổ ra.
Có những cư dân mạng tuyên bố "không xem Tổng thống Assad là bạo chúa" vì ông ủng hộ việc phụ nữ phải được học hành và đã cố gắng cải cách nền kinh tế.
Mặc dù vậy, không phải tất cả mọi cư dân mạng Trung Quốc đều ủng hộ Tổng thống Assad. Ngày 14.10, một người dùng của trang mạng Weibo tự xưng 51 tuổi đến từ Quý Châu, miền Nam Trung Quốc đã đăng tải một bản danh sách tiết lộ danh tính những dân thường Syria bị giết hại và cáo buộc chính quyền Assad giết hại nhiều dân thương hơn cả IS.
Tuy nhiên, người này không trích dẫn nguồn tin cũng như những cơ sở để bảo vệ tuyên bố của mình. Do đó, ngay lập tức, bài viết và cáo buộc trên bị nhiều người dùng Weibo khác lên tiếng phản bác, theo Foreign Policy.
Về phần mình, Bắc Kinh đã chính thức lên tiếng kêu gọi tìm giải pháp chính trị để giải quyết cuộc xung đột ở Syria. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 16.10 nhắc lại lập trường của Bắc Kinh rằng, giải pháp chính trị là con đường duy nhất để đưa quốc gia Trung Đông thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Ông Vương Nghị cũng khẳng định rằng, Bắc Kinh ủng hộ các chiến dịch quốc tế chống khủng bố, miễn sao các chiến dịch này phù hợp với luật pháp quốc tế và nhận được sự ủng hộ của các quốc gia có liên quan. Khi Mỹ bắt đầu triển khai chiến dịch không kích tiêu diệt IS ở Syria, một trong những mối quan ngại lớn của Trung Quốc là Washington chưa nhận được lời đề nghị chính thức từ chính quyền của Tổng thống Assad.
Trong khi đó, lâu nay, Nga vẫn ủng hộ chế độ Assad và bắt đầu ném bom IS theo đề nghị của chính quyền Syria. Do đó, theo quan điểm của Bắc Kinh, hành động quân sự của Nga ở Syria là hợp pháp.
Tuy nhiên, có những yếu tố đẩy Bắc Kinh tránh xa cuộc xung đột ở Syria. Một bài bình luận được đăng tải trên trang The Diplpmat cho rằng, Trung Quốc cần sự ổn định tại Trung Đông, nguồn cung cấp dầu mỏ quan trọng của Bắc Kinh. Khi xung đột ở Syria ngày càng leo thang, lợi ích của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng lớn. Quan trọng hơn, Bắc Kinh cần duy trì quan điểm "cuộc xung đột Syria cần phải được giải quyết bằng các giải pháp chính trị chứ không phải là quân sự".
Theo Danviet
Không kích Syria, Putin hóa thần tượng tại Trung Đông Sau khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch không kích khủng bố ở Syria, những lời tán tụng, các câu chuyện ngợi ca ông bắt đầu lan truyền nhanh chóng khắp Trung Đông. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP Giữa không gian trang nghiêm vây quanh bởi những bức tường trang trí công phu tại nhà thờ Hồi giáo Omayyad...