Tổng thống Putin ‘bật đèn xanh’ xóa nợ lên tới 10 triệu ruble cho tân binh
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật xóa nợ chưa trả trị giá gần 100.000 USD cho các tân binh tình nguyện chiến đấu ở Ukraine.
Binh sĩ Nga tham gia buổi tổng duyệt, chuẩn bị cho lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng, trên Quảng trường Đỏ ở Moskva, ngày 5/5. Ảnh: THX/TTXVN
Chính phủ Nga đã xác nhận thông tin trên hôm 23/11. Truyền thông địa phương đưa tin rằng luật này quy định xóa nợ lên tới 10 triệu ruble (hơn 95.000 USD) cho những người ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga để chiến đấu tại Ukraine trong tối thiểu một năm, bắt đầu từ ngày 1/12. Luật này cũng bao gồm cả vợ/chồng của họ.
Các chuyên gia nhận định luật mới này sẽ là động lực mạnh mẽ để một số người tình nguyện tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Theo báo cáo của ngân hàng trung ương Nga công bố vào tháng 10, trong hai quý đầu năm, hơn 13 triệu người Nga có ba khoản vay trở lên. Con số này tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số tiền nợ trung bình của những người có ba khoản vay trở lên là 1,4 triệu ruble (13.400 USD). Nhiều người ban đàu vay ngân hàng và sau đó nộp đơn xin vay thêm từ các tổ chức tài chính vi mô.
Video đang HOT
Ukraine cũng có luật tạo điều kiện để binh sĩ được hưởng các điều khoản ưu đãi về vay vốn và trong một số trường hợp được xóa nợ. Ngày 19/11, Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới dự kiến ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD). Đáng chú ý trong đó, 2.220 tỷ được chi cho nhu cầu quốc phòng.
Trong một diễn biến đáng chú ý gần đây, Tổng thống Putin ngày 21/11 tuyên bố Nga đã chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tới tình hình xung đột Ukraine. Theo hãng tin TASS (Nga), ông Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh Moskva đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Dàn tên lửa uy lực xuất hiện tại lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Moskva (Nga)
Hệ thống phòng không nổi tiếng S-400, tên lửa đạn đạo Iskander-M và tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars nằm trong số hơn 70 hệ thống vũ khí mà Nga phô diễn trong cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng.
Ngày 9/5, hàng nghìn binh sĩ Nga tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva kỷ niệm 79 năm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Hơn 9.000 quân nhân từ các quân chủng khác nhau tham gia cuộc duyệt binh, bao gồm những người đã từng chiến đấu trên chiến trường trong cuộc xung đột Ukraine. Hơn 70 phương tiện quân sự tham gia cuộc duyệt binh, dẫn đầu là xe tăng T-34 biểu tượng. Ngoài ra, góp mặt vào dàn vũ khí uy lực "khủng" còn có tên lửa đạn đạo Iskander-M, hệ thống phòng không S-400 và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars.
Hệ thống phòng không S-400. Ảnh chụp từ màn hình
S-400 là hệ thống tên lửa đất đối không di động (SAM) do Nga thiết kế, có khả năng tấn công máy bay, UAV và tên lửa hành trình, đồng thời có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối.
Nga bắt đầu phát triển S-400 từ năm 1993. Là sản phẩm của Tập đoàn Almaz-Antey, hệ thống tên lửa S-400 được biên chế từ tháng 4/2007 và lần đầu triển khai trên thực địa 4 tháng sau đó.
Trang bị loạt tên lửa 48N6, S-400 có khả năng tấn công các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 250 km và các hệ thống này có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trên một phạm vi rộng với bán kính 60 km. S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển. Nó có thể khai hỏa 5 loại tên lửa để tạo nên cơ chế phòng thủ phân lớp.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M. Ảnh chụp từ màn hình
Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M được thiết kế để tấn công các mục tiêu tầm thấp và mục tiêu cố định của đối phương trong phạm vi lên tới 500 km như bệ phóng tên lửa, hệ thống tên lửa phóng loạt, pháo binh tầm xa, máy bay và trực thăng tại sân bay, sở chỉ huy và các trung tâm thông tin liên lạc.
Đây là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn và được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh. Iskander có chiều dài 7.2m, đường kính 0.95m, trọng lượng bay 3.8 tấn; đầu đạn 380kg, có thể bay trên độ cao 50km.
Từ năm 2006, tên lửa Iskander được trang bị trong quân đội Nga. Trong cuộc xung đột Ukraine, quân đội Nga đã áp dụng chiến thuật mới bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M và gây ra nhiều thương vong hơn cho phía Ukraine.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars. Ảnh chụp màn hình
Yars thuộc kho vũ khí của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga. Yars có thể được phóng từ bệ di động. Tên lửa này là phiên bản nâng cấp của Topol-M. Nga bắt đầu triển khai hệ thống ICBM Yars vào năm 2009.
Hiện có khoảng 150 tên lửa Yars đã được trang bị cho 8 sư đoàn. Tên lửa này có khả năng tiếp cận các mục tiêu ở khoảng cách hơn 11.000 km và có thể vượt qua hệ thống phòng không của đối phương.
Tuổi đời hơn 20 năm, Kornet vẫn là nỗi lo sợ của xe tăng phương Tây Tên lửa Kornet của Nga đã phá hủy rất nhiều phương tiện chiến đấu của Ukraine trên chiến trường và Tổng thống Putin cũng đánh giá rất cao tên lửa này. Trong cuộc gặp với các phóng viên quân sự vào ngày 14/6 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi hiệu quả của hệ thống tên lửa chống tăng di...