Tổng thống Putin bác cáo buộc Nga định đưa vũ khí hạt nhân lên không gian
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này không có ý định triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian, nói rằng Nga chỉ phát triển các năng lực không gian tương tự như Mỹ.
Cận cảnh thị trấn Avdiivka bị tàn phá qua các thước phim do quân đội Nga, Ukraine quay EU gia hạn trừng phạt Nga liên quan việc sáp nhập 4 vùng ở Ukraine Điểm danh 5 hệ thống chống vệ tinh hàng đầu của Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: Sputnik
Theo kênh Al Jazeera, tuyên bố của ông Putin được đưa ra ngày 20/2 sau khi Nhà Trắng vào tuần trước nói rằng Nga đã có khả năng về vũ khí chống vệ tinh mặc dù loại vũ khí đó vẫn chưa hoạt động.
Người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói rằng điều đó sẽ khiến Nga vi phạm Hiệp ước Vũ trụ quốc tế, nhưng từ chối bình luận về việc liệu vũ khí này có khả năng hạt nhân hay không.
Hiệp ước Vũ trụ được hơn 130 quốc gia ký kết, trong đó có cả Nga. Hiệp ước này cấm triển khai vũ khí hạt nhân hoặc loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào khác trên quỹ đạo, cấm bố trí vũ khí trên vũ trụ dưới bất kỳ hình thức nào khác.
Nhà Trắng cho biết họ sẽ tìm cách trao đổi trực tiếp với Nga về những lo ngại này.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Putin nói: “Lập trường của chúng tôi khá rõ ràng và minh bạch: Chúng tôi luôn và vẫn kiên quyết phản đối triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian. Ngược lại, chúng tôi đang kêu gọi mọi người tuân thủ tất cả các thỏa thuận hiện có trong lĩnh vực này”.
Ông Putin cho biết Nga đã nhiều lần đề nghị tăng cường hợp tác chung trong lĩnh vực không gian nhưng vì lý do nào đó, ở phương Tây, chủ đề này đã không được nhắc lại.
Phát biểu trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, ông Putin nhấn mạnh rằng Nga chỉ phát triển năng lực không gian mà các quốc gia khác như Mỹ cũng có.
Trong khi đó, ông Shoigu nói: “Chúng tôi chưa triển khai vũ khí hạt nhân nào trong không gian hoặc bộ phận nào của vũ khí đó để sử dụng chống vệ tinh hoặc tạo ra các khu vực mà vệ tinh không thể hoạt động hiệu quả”.
Ông Shoigu cho rằng Nhà Trắng có thể đưa ra cáo buộc về năng lực không gian mới của Nga để buộc Quốc hội Mỹ đồng ý viện trợ cho Ukraine. Ngoài ra, mục đích của Mỹ cũng là thúc đẩy Nga tham gia lại các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân mà Nga đã đình chỉ trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ liên quan vấn đề Ukraine.
Ông Putin không loại trừ khả năng liên lạc trong tương lai với Mỹ, nhưng tái khẳng định quan điểm của ông rằng việc Mỹ muốn Nga bị đánh bại ở Ukraine khiến cho kịch bản như vậy hiện nay là không thể.
Ông nói: “Mỹ và phương Tây một mặt đang kêu gọi đánh bại Nga về mặt chiến lược, mặt khác, họ muốn có một cuộc đối thoại về ổn định chiến lược, giả vờ rằng những điều đó không có liên quan đến nhau. Điều này sẽ không có tác dụng”.
Nhà Trắng cáo buộc Triều Tiên cung cấp tên lửa đạo để Nga dùng ở Ukraine
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby ngày 4/1 cáo buộc Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga tên lửa đạn đạo và bệ phóng để sử dụng trong cuộc chiến với Ukraine.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, D.C., ngày 13/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, ông Kirby đưa ra cáo buộc trên dựa trên thông tin tình báo mới được giải mật. Ông Kirby nói: "Thông tin của chúng tôi chỉ ra rằng CHDCND Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga các bệ phóng tên lửa đạn đạo và một số tên lửa đạn đạo". Trong những ngày gần đây, các lực lượng Nga đã phóng ít nhất một trong số các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vào Ukraine và dường như tên lửa đã rơi xuống một bãi đất trống.
Ông cũng nói với các phóng viên rằng Mỹ sẽ đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ông Kirby gọi việc Triều Tiên chuyển vũ khí cho Nga là hành vi leo thang đáng kể và đáng lo ngại, đồng thời cho biết Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với những người hỗ trợ các thỏa thuận vũ khí này.
Theo ông Kirby, Iran chưa chuyển tên lửa đạn đạo tầm gần cho Nga nhưng Mỹ tin rằng Nga cũng có ý định mua hệ thống tên lửa từ Iran.
Nga gần đây đã tiến hành một số cuộc tấn công dữ dội nhất vào Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần hai năm trước. Ngày 2/1, Ukraine cho biết Nga đã phóng hơn 300 máy bay không người lái tấn công và tên lửa các loại vào các thành phố trên khắp Ukraine kể từ ngày 29/12/2023.
Hồi tháng 9/2023, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan từng cảnh báo Triều Tiên sẽ phải trả giá nếu cung cấp vũ khí để Nga sử dụng ở Ukraine. Theo ông Sullivan, cung cấp vũ khí cho Nga sẽ không có lợi cho Triều Tiên và họ sẽ phải trả giá cho điều này. Ông Sullivan cho rằng Triều Tiên muốn tiếp tục thảo luận về vũ khí, kể cả ở cấp lãnh đạo và thậm chí là trực tiếp. Ông Sullivan nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các cam kết công khai không cung cấp vũ khí cho Nga".
Trước đó, khi được yêu cầu xác nhận thông tin cho rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Vladimir Putin có kế hoạch thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho Moskva, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối bình luận.
Gần đây, Nga và Triều Tiên đã kêu gọi thắt chặt quan hệ quân sự. Tuy nhiên, hồi tháng 11/2022, một quan chức Bộ Quốc phòng Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng chưa bao giờ có thỏa thuận vũ khí với Nga và không có kế hoạch làm như vậy trong tương lai.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng nước này cung cấp đạn dược cho Nga. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 23/12/2023 dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao nước này gọi cáo buộc Triều Tiên cung cấp đạn dược cho Nga là vô căn cứ.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng Triều Tiên đã vận chuyển đạn dược, bao gồm cả đạn pháo, tới Nga bằng tàu hỏa. KCNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: "Việc truyền thông Nhật Bản đưa tin sai sự thật rằng CHDCND Triều Tiên cung cấp đạn dược cho Nga là không đáng để bình luận hay giải thích".
Theo người phát ngôn trên, Triều Tiên vẫn không thay đổi lập trường nguyên tắc của mình về vấn đề giao dịch vũ khí với Nga, điều chưa bao giờ xảy ra.
Đằng sau việc Ba Lan kêu gọi NATO phản ứng khi Nga gửi vũ khí hạt nhân đến Belarus Tổng thống Ba Lan từng tuyên bố nước này muốn là nơi lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc họp báo chung ở Paris ngày 12/6. Ảnh: AP Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda mới đây cho biết NATO phải đáp...