Tổng thống Poroshenko tuyên bố chấm dứt quan hệ với Nga
Ukraine đang chuẩn bị thủ tục chấm dứt hiệu lực Hiệp ước hữu nghị với Nga, tố Moscow can thiệp bầu cử.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ban hành hướng dẫn cho Bộ Ngoại giao nước này để soạn thảo gói văn kiện khởi động thủ tục chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác được ký kết giữa Ukraine và Nga vào năm 1997, theo TASS.
“Cuối cùng, sau khi chuẩn bị đầy đủ và sau khi hoàn thành việc bảo vệ pháp lý, chúng tôi đã đi đến bước tiếp theo, đó là sự giải thể Hiệp ước Hữu nghị” – ông Poroshenko tuyên bố.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko
Phát biểu ngày 28/8, Tổng thống Poroshenko cho biết sau khi chuẩn bị và xây dựng đầy đủ về vấn đề bảo vệ pháp lý, Ukraine tiến tới bước kế tiếp, đó là chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác giữa Ukraine và Liên bang Nga.
Ông hy vọng Bộ Ngoại giao sớm đưa ra gói văn kiện cần thiết về việc nhanh chóng khởi động tiến trình này.
Trước đó, vào lễ kỷ niệm Ngày Độc lập Ukraine 24/8, Tổng thống Poroshenko đã tuyên bố rằng nhiệm vụ của thế hệ hiện tại là cắt đứt mọi quan hệ với “Đế quốc Nga và Liên Xô” một cách triệt để và không thể đảo ngược.
“Chúng ta đập tan mọi xiềng xích trói buộc chúng ta với Đế quốc Nga và Liên Xô. Nhiệm vụ của thế hệ chúng ta là biến nền độc lập thành điều không thể đảo ngược, biến Ukraine thành nước lớn và mạnh, đập tan mọi cơ hội quay trở lại vùng ảnh hưởng của Nga. Đây là nhiệm vụ của xã hội và của chính quyền được xã hội bầu ra” ông Poroshenko phát biểu tại cuộc diễu binh.
Video đang HOT
Ông lưu ý rằng, Ukraine phải dựa vào sức mạnh của chính mình, và sự nghiệp khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine có ích cho toàn bộ châu Âu.
“Trên lục địa này, mọi người đều hiểu rằng nếu thiếu đi một nước Ukraine độc lập thì hòa bình và an ninh ở châu Âu sẽ chỉ giảm đi chứ không tăng lên. Nếu không khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của nước ta thì tất cả những đường biên giới ở miền Trung và Đông Âu sẽ nhạt nhòa” – ông Poroshenko nói.
Hồi tháng Tư vừa qua, Tổng thống Poroshenko khẳng định ông đã trình Quốc hội một dự luật về việc đơn phương chấm dứt một số điều khoản của hiệp ước trên, đồng thời thừa nhận không thể hủy bỏ toàn bộ hiệp ước nhưng đình chỉ một số điều khoản là việc cần thiết.
Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác giữa Ukraine và Nga được ký vào tháng 5/1997 và có hiệu lực vào tháng 4/1999 trong thời hạn 10 năm. Văn kiện này bao gồm điều khoản về tự động gia hạn thêm 10 năm nữa nếu các bên không phản đối.
Hiệp ước này quy định nguyên tắc hợp tác chiến lược và các tuyên bố bất khả xâm phạm những đường biên giới hiện có, tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và nghĩa vụ tương ứng của hai bên trong việc kiềm chế sử dụng các vùng lãnh thổ của mình để gây tổn hại cho an ninh của đối phương.
Tháng 10/2018 sẽ là hạn chót, theo đó các bên cần tuyên bố ý định của mình, hoặc kéo dài hiệp ước thêm 10 năm, hoặc chấm dứt hiệu lực.
Cùng với việc chấm dứt mối quan hệ giữa Ukraine và Nga, Tổng thống Poroshenko cũng gia tăng các cáo buộc đối với Moscow.
Ông Poroshenko tuyên bố rằng, Nga hiện đang tích cực tham gia can thiệp vào cuộc bầu cử trong nước thông qua các mạng xã hội.
“Hiện tại các công ty CNTT hàng đầu đã ghi nhận được hàng chục tài khoản giả có gốc Nga. Nga đang chuẩn bị cho một chiến dịch điều khiển thông tin mạnh mẽ – đó là tin giả, nhằm mục đích gây bất ổn” – ông Poroshenko nói trong một cuộc họp với lãnh đạo các tổ chức ngoại giao nước ngoài tại Ukraine.
Theo ông, Nga “đã có vốn kinh nghiệm dày dạn” khi can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý ở Hà Lan nhằm phê chuẩn Hiệp định về Hiệp hội giữa Nga và Liên minh châu Âu và trưng cầu dân ý về Brexit.
Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu ở các nước khác nhau.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga – ông Dmitry Peskov gọi những lời cáo buộc này là “hoàn toàn vô căn cứ”.
Sơn Dương
Theo baodatviet
Giật mình bí mật Mỹ "giật dây" điều khiển chính phủ Ukraine
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khoe khoang rằng lời nói của ông rất có trọng lượng với các quốc gia đồng minh, đồng thời thú nhận rằng ông chỉ mất vài giờ để khiến Bộ trưởng Tư pháp Ukraine mất chức.
"Tôi nhìn thẳng vào họ và nói: &'Tôi sẽ về Mỹ trong 6 tiếng tới. Nếu ông Bộ trưởng không bị sa thải, không có tiền nong gì hết'", RT dẫn lời cựu Phó Tổng thống Biden trong một cuộc gặp với Hội đồng Ngoại giao.
Trong cuộc gặp này, ông Biden đã kể lại về cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và cựu Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk.
"Sau đó, ông ta bị sa thải thật", ông Biden cười khoái trí và nói.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) trong cuộc gặp song phương với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (phải) tại Hội nghị An ninh Hạt nhân tổ chức tại Washington (Mỹ) vào ngày 31.3.2016. Ảnh: Reuters.
Theo RT, sự việc mà vị cựu Phó Tổng thống Mỹ nhắc tới xảy ra vào hồi tháng 3.2016. Khi ấy, ông Biden đến gặp gỡ các quan chức chính phủ Ukraine để thảo luận tình hình quốc gia này cũng như khoản hỗ trợ tài chính của Washington cho Kiev. Dường như, cánh tay phải của Tổng thống Barack Obama đã sử dụng gói hỗ trợ trị giá 1 tỷ USD làm công cụ để gây áp lực lên chính quyền Tổng thống Poroshenko.
"Tôi đã nói rằng: &'Tôi nói thật, các ông sẽ không nhận được tiền từ nước Mỹ'", ông Biden kể lại trong cuộc gặp diễn ra hôm thứ Ba (21.8).
Được biết, Bộ trưởng Tư pháp Ukraine khi ấy là ông Viktor Shokin đúng là đã bị Quốc hội Ukraine sa thải vào ngày 23.9.2016. Hai ngày sau đó, Kiev đã thông báo rằng ông Biden đã gặp Tổng thống Poroshenko và "thông báo về việc Mỹ quyết định hỗ trợ 335 triệu USD để cải cách ngành an ninh của Ukraine". Bên cạnh đó, Kiev cũng cho biết thêm rằng "khả năng về một gói vay trị giá 1 tỷ USD" đang "rộng mở". Vào ngày 3.4.2016, ông Shokin đã chính thức bị ông Poroshenko cách chức vụ Bộ trưởng Tư pháp.
Theo RT, đây không phải là lần đầu tiên ông Joe Biden khoe khoang về "thành tích" can thiệp công việc nội bộ Ukraine của Washington. Trong cuốn sách có tựa đề "Hứa với con, Bố: Một năm của Hi vọng, Khó khăn và Mục đích" (Promise Me, Dad: A Year of Hope, Hardship and Purpose) xuất bản vào tháng 11.2017, vị cựu Phó Tổng thống Mỹ tiết lộ rằng ông đã từng công khai yêu cầu cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich từ chức hồi năm 2014.
Trong cuốn sách, Biden cũng khẳng định rằng bản thân ông phải chỉ đạo gần như mọi hoạt động của chính quyền Poroshenko, "hàng tuần điện đàm trực tiếp với Poroshenko, Yatsenyuk hoặc cả hai" trong nhiều tháng sau cuộc đảo chính Maidan.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp diễn ra vào hôm 21.8, ông Biden đã có tiết lộ chấn động khi cho biết Ukraine không phải là quốc gia duy nhất bị Mỹ gây áp lực vào thời điểm đó. Cụ thể, chính quyền Tổng thống Barack Obama khi ấy cũng đã "dành rất nhiều thời gian điện đàm tất cả các đồng minh, từ cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande cho tới cựu Thủ tưởng Italia Matteo Renzi" để đảm bảo các lệnh cấm vận chống Nga được bảo toàn nguyên vẹn.
Theo ông Biden, châu Âu ban đầu đã muốn tránh tham gia chiến dịch trừng phạt nhằm vào Moscow và chỉ có Thủ tướng Đức Angela Merkel là "người đủ mạnh mẽ" để theo Mỹ trong vấn đề này. Tuy nhiên, Bidan cũng thừa nhận rằng bà Merkel "không hề thích" chiến dịch này và chỉ ủng hộ Washington một cách "miễn cưỡng".
Theo Danviet
Ukraine điều tra cáo buộc bán động cơ tên lửa cho Triều Tiên Tổng thống Ukraine ra lệnh điều tra thông tin một nhà máy ở nước này bán động cơ tên lửa cho Triều Tiên. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thăm nhà máy Yuzhmash ở thành phố Dnipro năm 2014. Ảnh: Reuters. "Dù các cáo buộc đối với Ukraine là vô lý, chúng tôi vẫn phải kiểm tra cẩn thận", AFP dẫn lời Tổng thống...