Tổng thống Poroshenko “phát tín hiệu”, quân Ukraine nã pháo vào Donesk
Sau bài phát biểu của Tổng thống Poroshenko, quân đội Ukraine ở làng Opytnoye đã liên tục nã pháo vào sân bay Donesk, ước tính khoảng 140 lần trong vòng 24 giờ.
Sau bài phát biểu của Tổng thống Poroshenko, quân đội Ukraine ở làng Opytnoye đã liên tục nã pháo vào sân bay Donesk, ước tính khoảng 140 lần trong vòng 24 giờ.
Hãng Itar-Tass ngày 1/5 dẫn lời phát ngôn viên Eduard Basurin của nước Cộng hòa Nhân dân Donesk (DPR) tự xưng cho biết: “Sân bay Donesk và khu vực trung tâm Volvo đã phải hứng chịu nhiều đợt pháo kích dữ dội từ phía quân đội Ukraine. Trong 24 giờ qua, hàng trăm quả pháo với cỡ nòng 120 mm và 82mm đã phá tan tành sân bay trong khu vực và những vùng phụ cận. Trận pháo đã khiến một binh sĩ của chúng tôi thiệt mạng và một người khác bị thương”.
Quân chính phủ nã pháo vào quân nổi dậy ở miền đông Ukraine.
Video đang HOT
Lực lượng Kiev đã gia tăng hoạt động sau một cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Poroshenko với kênh truyền hình STB hôm 30/4. Trong đó, ông Poroshenko tuyên bố rằng chiến tranh sẽ chỉ kết thúc khi Donbass và Crimea trở lại với Ukraine.
Tổng thống Poroshenko nói: “Cuộc chiến tranh sẽ chỉ kết thúc khi Kiev giành lại quyền kiểm soát Donbass và Crimea. Tất nhiên sẽ mất một thời gian dài nữa nhưng sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước phải là ưu tiên số một. Chúng tôi sẽ sử dụng mọi cách có thể để giải quyết vấn đề này”.
Bài phát biểu của ông Poroshenko đã trở thành “một tín hiệu” để quân đội Ukraine ồ ạt nã pháo vào các vị trí then chốt của phe ly khai.
Trước đó, các bên xung đột liên tục cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn. Phe ly khai cho rằng, quân đội Ukraine đã sử dụng xe tăng, tấn công vào sân bay, bệnh viện tại Donesk khiến nhiều người chết và bị thương.
Ngược lại, quân đội chính phủ cũng cáo buộc phe nổi dậy đã thực hiện khoảng 80 cuộc pháo kích, tấn công bằng rocket và các ngôi làng khiến 2 lính thiệt mạng và 18 người khác bị thương.
Theo ANTĐ
Bài phát biểu được trông đợi
Mặc dù có đến 73% người dân Mỹ chưa bao giờ biết đến Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, theo kết quả một cuộc thăm dò của Trung tâm Pew, chuyến thăm Mỹ kéo dài một tuần kể từ hôm nay 26.4 của ông Abe sẽ được giới quan sát ở Washington và châu Á theo dõi sát sao.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: Reuters
Tại Washington, Thủ tướng Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến công bố nội dung sửa đổi của bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng song phương, theo hướng Nhật sẽ đảm nhận vai trò an ninh lớn hơn. Bước đột phá trong cuộc đàm phán giữa hai nước về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng được trông đợi.
Và ngày 29.4, ông Abe sẽ trở thành thủ tướng Nhật đầu tiên có vinh dự phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Trong bài phát biểu lịch sử, ông Abe dự kiến sẽ nêu chi tiết chiến lược an ninh của Nhật, nhấn mạnh vào việc tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ cũng như xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với các nước láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, trên cùng chiếc bục mà cách đây 74 năm, vào ngày 8.12.1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đề nghị Quốc hội Mỹ tuyên chiến với đế quốc Nhật, Thủ tướng Abe sẽ phải làm rõ một vấn đề lịch sử dai dẳng: Liệu ông có đưa ra lời xin lỗi đầy đủ cho quá khứ quân phiệt của Nhật nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2 vào tháng 8 tới ?
Một lời xin lỗi chân thành và không né tránh có thể giúp giải tỏa bớt những ngờ vực đối với sự trỗi dậy về an ninh của Tokyo, đặc biệt là từ các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc, đồng thời là cột mốc mở ra thời kỳ "đóng góp chủ động cho hòa bình" của nước Nhật. Giới quan sát ở châu Á vì vậy sẽ quan tâm sát sao đến cả những gì ông Abe sẽ nói và không nói trước Quốc hội Mỹ.
Sơn Duân
Theo Thanhnien
Quân Mỹ tại châu Âu muốn "hàng khủng" hơn để đối phó với Nga Quân đội Mỹ đồn trú tại châu Âu được cho là chỉ sở hữu những loại vũ khí hạng nhẹ và họ đã yêu cầu được trang bị vũ khí lớn hơn như pháo Stryker nâng cấp để đối phó tốt với xe bọc thép chiến đấu bộ binh (BMP) của Nga. Hiện tại, quân đội Mỹ chỉ còn một số đơn vị...