Tổng thống Poroshenko đã công nhận Crimea thuộc Nga từ rất sớm
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko chưa bao ngừng hứa với người dân Ukraine là ông sẽ “lấy Crimea trở về” và xây dựng tinh thần yêu nước cực đoan trong nước. Nhưng theo một tài liệu mới được rò rỉ thì rất có thể ông lại chính là một trong những người công nhận Crimea thuộc Nga sớm nhất.
Một cựu cố vấn của Tổng thống Ukraine bị lật đổ, ông Viktor Yanukovych đã đăng tải một tài liệu cho thấy ông Poroshenko đã gián tiếp tham gia vào một cuộc đàm phán với chính quyền Nga ở Crimea chỉ một tháng sau khi Crimea thực hiện trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga.
Ngày 16.4, chỉ một tháng sau khi vụ sáp nhập Crimea vào Nga, công ty đóng tàu Sevastopol Plant Marine nằm trên thành phố Sevastopol của Tỉ phú Poroshenko nhận được một công văn từ Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga. Bộ này yêu cầu nhà máy báo cáo hoạt động tài chính và kinh doanh của mình từ năm 2010 đến năm 2014.
Điều thú vị là, công văn khẳng định bán đảo là “Cộng hòa Crimea” và Sevastopol là “một thành phố thuộc Liên bang”, các thuật ngữ được sử dụng trong pháp luật của của Nga.
Giám đốc điều hành nhà máy đã thực hiện đúng thời gian mà Bộ CN & TM Nga đưa ra, cung cấp cho nhà chức trách một báo cáo đầy đủ các khoản thu, tiền lương và lợi nhuận qua các năm của nhà máy. Sau đó, ông Poroshenko vẫn bổ nhiệm giám đốc điều hành nhà máy Sevastopol Plant Marine như bình thường, và nhà máy này hiện tại vẫn đang là một nhà máy công nghiệp quốc phòng hàng đầu ở Sevastopol.
Về bản chất, quan hệ giữa nhà máy với chính quyền mới ở Crimea phải được ông chủ của nó là ông Poroshenko thông qua, tức là ông Poroshenko đã công nhận Crimea thuộc Nga từ rất sớm.
Video đang HOT
Gần đây, tổng thống Poroshenko đã nói với kênh truyền hình STB địa phương rằng cuộc chiến tại Ukraine sẽ kết thúc khi mà Crimea và Donbass (miền Đông Ukraine) quay trở về với Ukraine.Một số chủ cơ sở sản xuất khác người Ukraine ở Crimea đã chọn cách không thỏa thuận với chính quyền mới ở Crimea và bị quốc hữu hóa tài sản, họ đang cố gắng kiện chính quyền Crimea ra tòa án trọng tài quốc tế.
Thiên Hà (theo Sputnik News)
Theo Một Thế giới
Khe cửa hẹp vào EU của Ukraine
Tổng thống Poroshenko tin tưởng 5 năm tới Ukraine đủ điều kiện để gia nhập EU trong khi báo Anh cho rằng Ukraine chính là nguy cơ đối với châu Âu.
Phát biểu ngày 27/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh Ukraine-Liên minh châu Âu (EU) ở thủ đô Kiev, Tổng thống Petro Poroshenko tuyên bố trong vòng 5 năm tới, Ukraine cần hội đủ các điều kiện cần thiết để gia nhập EU.
Ukraine tiếp tục nuôi giấc mơ gia nhập EU
TTXVN dẫn lời Tổng thống Poroshenko nói: "Chúng tôi đặt tham vọng trong các kế hoạch của mình và tin tưởng trong vòng 5 năm tới cần đảm bảo thực thi hiệu quả Thỏa thuận Hội nhập và đạt được các điều kiện cần thiết để xin trở thành thành viên EU".
Theo ông Poroshenko, đây là mục tiêu chủ chốt để Ukraine tiến hành cải cách và là mục tiêu chính trong "Chiến lược 2020." Ông cho biết sự ủng hộ của nhân dân đối với tiến trình này đã được khẳng định qua các cuộc thăm dò xã hội.
Tổng thống Ukraine lưu ý Thỏa thuận Hội nhập là một phần không thể tách rời trong chương trình cải cách, "nền tảng của thỏa thuận liên minh khi thành lập chính phủ Ukraine".
Trước đó, Cao ủy EU phụ trách chính sách láng giềng và mở rộng Johannes Hahn tuyên bố trong vòng ít nhất 10 năm tới, EU không có kế hoạch mở rộng, song vẫn tiếp tục đàm phán với các nước liên quan.
Dường như EU không mấy hào hứng với kế hoạch gia nhập của Ukraine. Vào tháng 12 năm ngoái, Itar-Tass dẫn lời Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nhận định, Ukraine thậm chí chưa có tư cách của một ứng viên gia nhập EU. Hơn nữa, EU cũng sẽ không vội vàng mời Ukraine vào tổ chức này như một đối tác bình đẳng. Thậm chí, họ còn không giành một ghế dự bị cho Kiev.
Ngay cả người dân Ukraine, theo kết quả của một cuộc khảo sát của Viện Xã hội học Quốc tế Kiev (KIIS), chỉ có 47,2% người dân trong số 2.000 tham gia khảo sát trả lời là muốn Ukraine sẽ trở thành thành viên của EU, ít hơn mong đợi của cả chính quyền Ukraine lẫn phương Tây.
Trong khi đó, tạp chí The Financial Times ngày 27/4 đăng bài phân tích cho rằng nguy cơ thực sự đối với châu Âu là Ukraine, chứ không phải Hy Lạp.
Tác giải bài báo lưu ý căn cứ theo các lợi ích địa chiến lược và kinh tế lâu dài, sự sụp đổ của Kiev nguy hiểm hơn. Trong trường hợp đó, thế giới sẽ nhận thấy sự thiếu năng lực của Brussels trong việc bảo vệ các lợi ích chung của mình.
Tác giả bài viết nhận định Ukraine đang "bên bờ vực vỡ nợ" và cần đàm phán tái cơ cấu nợ cũng như cần thêm trợ giúp tài chính từ EU.
Kyiv Post dẫn nguồn tin từ giới tình báo Ukraine và phương Tây cho hay trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) được tổ chức tại Kiev hôm 27/4, nghị sĩ ủng hộ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, ông Yuriy Lutsenko khẳng định lực lượng phe ly khai "đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất".
Căng thẳng chính sự leo thang là lý do khiến 28 nhà ngoại giao EU tham gia cuộc họp thượng đỉnh tại Kiev hôm 27/4, hối thúc chính quyền Ukraine trao quyền tự trị cho các khu vực ly khai ở miền đông nước này.
Quan chức Anh, Pháp và Đức đều bày tỏ mong muốn Kiev thi hành những điều khoản quy định trong thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 ký kết hôm 12/2, nhấn mạnh chính quyền Kiev cần phân quyền quản lý cho các khu vực do phe ly khai kiểm soát.
Trong cuộc họp này, các bên tham gia còn tiến hành thảo luận về quá trình thi hành cải cách tại Ukraine trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, thỏa thuận tự do thương mại giữa EU - Ukraine mà khả năng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 và quá trình miễn thi thực cho công dân Ukraine tới các nước EU.
(Theo Infonet)
Theo An Nhiên (tổng hợp)
Đất Việt
Wikileaks: Mỹ thuê Hollywood để chống Nga? Những tài liệu mới được công bố gần đây nhất của Wikileaks đã cho thấy Hollywood có liên hệ mật thiết với chính quyền Hoa Kỳ. Trong những nỗ lực tuyên truyền chống Nga của mình, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có lẽ đã tạo áp lực với Sony - và một vài ngôi sao truyền hình khác - cùng hợp tác. Theo...