Tổng thống Poroshenko cam kết đòi lại bán đảo Crimea
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm nay cam kết rằng bán đảo Crimea, vốn bị Nga sáp nhập hồi đầu năm nay, sẽ được trả về cho Ukraine.
Tổng thống Poroshenko trong lễ duyệt binh mừng quốc khánh Ukraine hôm 24/8.
Phát biểu tại mội nghị quốc tế ở Kiev ngày 12/9, nhà lãnh đạo 48 tuổi – vốn đắc cử hồi tháng 5 sau khi người tiền nhiệm bị lật đổ vì từ chối một thỏa thuận liên kế với EU – thừa nhận rằng Ukraine gặp phải một “vấn đề nghiêm trọng” kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và cuộc nổi dậy sau đó ở miền đông.
Nhưng ông Poroshenko nhấn mạnh rằng Crimea rồi cuối cùng sẽ trở về với Ukraine vì người dân bán đảo sẽ nhận ra các lợi ích của một quốc gia tự do với các giá trị của phương Tây.
“Crimea sẽ trở về với chúng ta, không cần thiết phải bằng các biện pháp vũ lực”.
“Chúng ta sẽ giành lại Crimea bằng biện pháp kinh tế, dân chủ và tự do… Đây là cách duy nhất chúng ta có thể chiến thắng – chiến đấu cho các giá trị tinh thần của Crimea”, ông Poroshenko nói..
Video đang HOT
Ukraine sẽ phê chuẩn hiệp ước liên kết với EU
Hôm nay, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng cho biết quốc hội Ukraine và EU sẽ gặp nhau vào tuần tới để phê chuẩn một hiệp ước lịch sử, vốn đưa Ukraine ra xa hơn khỏi tầm với của Nga.
Ông Poroshenko nói thêm rằng ông hi vọng tìm kiếm một “ vị thế đặc biệt” cho Ukraine trong liên minh NATO nhân chuyến thăm Washington vào tuần tới khi ông gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama và có bài phát biểu quan trọng tại quốc hội nước này.
Các tuyên bố của Tổng thống Ukraine diễn ra cùng ngày với việc EU thực thi các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt nhất kể từ trước tới nay nhằm vào Nga vì cáo buộc ủng hộ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.
Nhà lãnh đạo Ukraine đã gọi kế hoạch việc phê chuẩn đồng thời thỏa thuận liên kết thương mại và chính trị giữa Ukraine với EU bởi quốc hội hai bên vào ngày 16/9 là một “thời khắc lịch sử”, giúp định hình tương lai của Ukraine.
“Người dân Ukraine đã trải qua một trong những phép thử khó khăn nhất cho quyền để trở thành người châu Âu”, ông Poroshenko nói, liên hệ tới cuộc nổi dậy kéo dài 5 tháng ở miền đông.
“Tôi hoàn toàn tin tưởng và chắc chắn rằng đất nước sẽ trở nên dân chủ và tự do hơn”, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.
Tổng thống Poroshenko nói thêm rằng Ukraine hi vọng được đứng dưới chiếc ô an ninh của NATO thậm chí trước khi hiện thực hóa mong muốn trở thành thành viên đầy đủ của liên minh quân sự phương Tây.
Ông cho hay chuyến thăm của ông tới Washington, nơi ông dự kiến gặp Tổng thống Obama vào ngày 18/9, sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về việc nhanh chóng tìm kiếm một thỏa thuận an ninh về sự gia tăng bảo vệ cho Ukraine khỏi mối đe dọa từ Nga.
“Chúng tôi cũng hi vọng trong tương lai rất gần về vị thế đặc biệt cho một thành viên không thuộc liên minh”, ông Poroshenko nói.
Tổng thống Obama đã loại trừ việc can thiệp quân sự trực tiếp trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng các đồng minh phương Tây đang thảo luận việc cung cấp vũ khí không sát thương và thiết bị cho quân đội Ukraine.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Nga sẽ giám sát lãnh thổ Đan Mạch theo hiệp ước "Bầu trời mở"
Hôm (24/8) quyền Giám đốc trung tâm giảm thiểu rủi ro hạt nhân Nga Ruslan Shishin trao đổi với các nhà báo rằng, Nga đang lên kế hoạch thực hiện một chuyến bay giám sát trên lãnh thổ Đan Mạch trong tuần này, theo như Hiệp ước "Bầu trời mở".
Liên bang Nga có kế hoạch tiến hành một chuyến bay quan sát trên lãnh thổ Đan Mạch với máy bay An-30B
Ông Ruslan Shishin cho biết: "Theo như Hiệp ước &'Bầu trời mở', Liên bang Nga có kế hoạch tiến hành một chuyến bay thanh sát bầu trời Vương quốc Đan Mạch, với chiếc máy bay An-30B, được trang bị thiết bị giám sát kỹ thuật số". Chuyến bay giám sát lần thứ 25 của Nga trên lãnh thổ các nước thành viên năm nay được lên kế hoạch vào khoảng ngày 25- 29/8.
Theo dự kiến, máy bay giám sát của Nga sẽ cất cánh từ sân bay Aalborg tới Đan Mạch. Trên chuyến bay, các chuyên gia Đan Mạch sẽ kiểm soát việc sử dụng các thiết bị giám sát và tuân thủ các điều khoản của hiệp ước.
Ông Shishin cho hay: "Các chuyến bay giám sát được đưa ra nhằm mục đích thúc đẩy sự cởi mở và tính minh bạch hơn về các hoạt động quân sự của các thành viên trong hiệp ước, cũng như tăng cường an ninh thông qua củng cố các biện pháp tin cậy".
Trước đó, từ ngày 18-22/8, một phái đoàn quân sự đến từ Đan Mạch đã tiến hành một chuyến bay thanh sát tương tự trên toàn lãnh thổ nước Nga.
Hiệp ước "Bầu trời mở" được đưa ra theo sáng kiến của Tổng thổng Mỹ khi đó là George H.W.Bush. Nó là bản quy ước được 27 nước thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông qua ngày 24/3/1992 tại Helsinki, Phần Lan. Đến nay đã có 34 nước thành viên tham gia hiệp ước này. Theo hiệp ước, các quốc gia thành viên được phép thực hiện những chuyến bay quan sát không vũ trang trên lãnh thổ của nhau (bao gồm cả đất liền, đảo và các vùng lãnh hải).
Theo An Ninh Thủ Đô
Nga cáo buộc phương tây cung cấp vũ khí cho Ukraine Trong môt tuyên bô, Bô Ngoai giao Nga khăng đinh, viêc cac nươc thanh viên EU cung câp vu khi cho Ukraine đa vi pham nhưng nghia vu mang tinh rang buôc phap ly đươc quy đinh trong Hiêp ươc Buôn ban Vu khi (ATT). Ngay 15-8, Bộ Ngoại giao Nga cho răng, cac loai vũ khí ma cac quôc gia thanh viên...