Tổng thống Philippines xin lãnh đạo Kim Jong-un ngừng phóng tên lửa
Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh các nước châu Á ở Manila, Tổng thống Philippines Duterte nhấn mạnh rằng, các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng là mối quan ngại đối với tất cả các lãnh đạo trong khu vực và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho hòa bình.
Tổng thống Philippines Duterte và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Những tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Philippines được đưa ra sau khi ông Duterte khẩn thiết xin nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngừng phóng tên lửa và các vụ thử nghiệm hạt nhân khi ông phát biểu với các phóng viên cùng với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
“Không có lợi cho Triều Tiên để hăm dọa thế giới và biến chúng ta thành con tin bằng vũ khí nguyên tử. Chúng tôi lên án việc ông phóng tên lửa. Điều đó là tồi tệ, vì nó thúc đẩy căng thẳng đối với tất cả mọi người, không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn thế giới”
“Ông ấy nên nhận ra rằng ông ấy có thể chấm dứt cuộc sống trên hành tinh này nếu tâm trí của ông ta mất kiểm soát. Đó là lý do tại sao chúng tôi thuyết phục ông ta, thậm chí xin ông ta dừng các vụ thử”, nhà lãnh đạo Philippines nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Duterte cũng cảnh báo về thực tế “Triều Tiên đang đùa giỡn với bom và điều này có thể kết thúc nhân loại”.
Trước đó, hồi tháng 8, ông Duterte cũng mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang đùa giỡn với những đồ chơi nguy hiểm.
Theo Danviet
Lý do Triều Tiên không phóng tên lửa suốt 60 ngày qua
Triều Tiên đã không phóng thử tên lửa trong 60 ngày qua, nhưng đó có thể là vì lý do khác, không phải là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đã giảm bớt tham vọng hạt nhân, báo Mỹ nhận định.
Giới chuyên gia nói Triều Tiên sẽ tiếp tục các hành động khiêu khích vào đầu năm tới.
Theo Bloomberg, kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011, Triều Tiên đã phóng tổng cộng 85 tên lửa, chủ yếu là tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Nhưng đáng chú ý là chỉ 5 lần phóng tên lửa trong danh sách này diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12, Bloomberg trích số liệu của trung tâm James Martin, trung tâm chuyên nghiên cứu về chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên, cho biết.
Van Jackson, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc trung tâm nghiên cứu chiến lược Đại học Victoria ở New Zealand nhận định, quân đội Triều Tiên thường tổ chức huấn luyện thường niên vào thời điểm mùa đông. Ông Jackson cũng từng nắm giữ vai trò cố vấn cho Bộ Quốc phòng Mỹ.
"Mùa thu là mùa thu hoạch, quân đội Triều Tiên thường tập trung vào hoạt động nông nghiệp khi không ở trong tình trạng chiến tranh. Đây là mô hình không hiệu quả, nhưng là bản chất của hệ thống Triều Tiên", ông Jackson nói.
Theo chuyên gia này, Bình Nhưỡng có thể tiếp tục các hành động khiêu khích như phóng tên lửa, thử hạt nhân vào đầu năm sau.
Lần cuối cùng Triều Tiên phóng tên lửa là ngày 15.9. Tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên khi đó đã bay qua lãnh thổ Nhật Bản rơi xuống Thái Bình Dương. Tên lửa được cho là bay đủ xa để có thể tấn công căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam.
Joseph Yun, quan chức cao cấp Mỹ về vấn đề Triều Tiên nói trên tờ Washington Post rằng, việc Triều Tiên dừng hoạt động thử vũ khí hạt nhân đạt tới mốc 60 ngày là tín hiệu mà Washington phải nối lại liên lạc và đối thoại với Bình Nhưỡng.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson một lần nữa bác bỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên.
Quân đội Hàn Quốc ngày 13.11 cho biết, họ đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu nhằm đề phòng mối đe dọa từ Bình Nhưỡng, vốn có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Đây là động thái được cho là phòng vệ trước hoạt động huấn luyện kéo dài nhiều tháng của Triều Tiên trong mùa đông, theo Yonhap.
Theo Danviet
Ngọn núi Triều Tiên "mệt mỏi" sau 5 lần thử hạt nhân Bãi thử hạt nhân Triều Tiên đang bị "Hội chứng Núi Mệt mỏi", theo các chuyên gia. Một người dân Hàn Quốc xem tin tức về vụ thử hạt nhân năm 2016 của Triều Tiên ở núi Mantap Địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên có thể đang bị ảnh hưởng bởi "Hội chứng Núi Mệt mỏi" sau vụ nổ hạt...