Tổng thống Philippines tới Mỹ lúc ‘nước sôi lửa bỏng’
Ông Benigno Aquino sẽ tới Mỹ để gặp người đồng cấp Barack Obama vào tháng sau, trong bối cảnh căng thẳng Philippines – Trung Quốc về bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham ngày một leo thang.
Ông Aquino bắt tay ông Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Nusa Dua, thuộc đảo Bali ở Indonesia, tháng 11/2011. Ảnh: AP
Hai tổng thống sẽ gặp và hội đàm tại Nhà Trắng vào ngày 8/6, AFP đưa tin. Đây là tín hiệu mới nhất cho thấy một mối quan hệ đồng minh đang lớn dần giữa Manila và Washington, sau chuyến thăm chung hiếm có của ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Philippines tới Mỹ cuối tháng trước.
“Philippines là một người bạn và một đồng minh lâu năm của Mỹ. Tổng thống Obama chờ đợi việc cùng trao đổi với Tổng thống Aquino về các mối quan hệ chiến lược, kinh tế và con người giữa hai quốc gia, cũng như sự hợp tác của chúng tôi tại khu vực châu Á – Thái Bình dương”, thông báo của Nhà Trắng cho hay. “Hai nhà lãnh đạo sẽ cùng bàn về các biện pháp để thúc đẩy hợp tác song phương”.
Video đang HOT
Chuyến thăm của tổng thống Philippines tới Mỹ diễn ra trong bối cảnh Manila có căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Các tàu phi quân sự của cả hai nước vẫn đang có mặt quanh bãi cạn cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Thế giằng co đã kéo dài gần hai tháng nay khi cả Philippines và Trung Quốc đều không có dấu hiệu nhượng bộ.
Chuyến đi của ông Aquino cũng được thực hiện khi Mỹ đang tăng cường ủng hộ nước đồng minh ở Đông Nam Á bằng nhiều cách khác nhau. Chính quyền của Tổng thống Obama đang chuyển dần trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình dương, đặc biệt là Đông Nam Á.
Mỹ đang giúp Philippines nâng cấp quân đội trong thời gian qua, gần nhất là việc chuyển giao một tàu tuần tra lớp Hamilton. Về phía Philippines, Tổng thống Aquino cũng đồng ý cho phép một số lượng lính Mỹ lớn hơn được luân chuyển qua nước này. Tuy nhiên, cả ông Aquino và người đồng cấp Obama đều khẳng định không có kế hoạch cho sự hiện diện quân sự lâu dài của Mỹ tại Philippines.
Mỹ và Philippines là đồng minh, với hiệp ước phòng thủ chung đã tồn tại nhiều thập kỷ qua. Manila và Washington thường xuyên có các cuộc tập trận chung, mà mới đây nhất là hoạt động diễn tập thường niên mang tên Balikatan (Kề vai sát cánh).
Theo VNExpress
Philippines ngăn người dân tự ra bãi cạn tranh chấp
Tổng thống Philippines Benigno Aquino yêu cầu nhóm người biểu tình hủy chuyến đi ra bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Ông Nicanor Faeldon, người dự định dẫn đầu nhóm biểu tình ra bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham hôm nay. Ảnh: AFP
Một nhóm gồm 20 người, dẫn đầu là cựu sĩ quan hải quân Philippines Nicanor Faeldon cùng một số phóng viên truyền hình, dự kiến hôm nay sẽ đi tàu từ thành phố ven biển phía bắc Masinloc ra bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Tuy nhiên, trong cuộc điện thoại với Tổng thống Aquino, ông Faeldon đã nhận lệnh cho nhóm người hủy bỏ chuyến đi trên.
"Tôi đã truyền đạt về yêu cầu của tổng thống với cả nhóm và mọi người đều đồng tình với sự xử lý khôn ngoan của chính phủ", ông Faeldon nói. Trước đó, ông cho hay, chuyến đi nhằm mục đích kêu gọi sự ủng hộ của thế giới đối với những nỗ lực của chính phủ Philippines trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển với Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua tuyên bố không muốn những người biểu tình thực hiện chuyến đi ra bãi cạn, nhưng ông Faeldon đã bỏ qua đề nghị này và bác bỏ lo ngại rằng Bắc Kinh có thể xem đây là hành động khiêu khích. Tuy nhiên, khi cả nhóm bắt đầu chuyển các trang thiết bị lên hai tàu cá để lên đường vào giữa sáng nay, ông Faeldon đã nhận được hàng loạt cuộc gọi, trong đó có một cuộc của tuần tra bờ biển và cuộc cuối cùng từ Tổng thống Aquino.
"Tổng thống cho hay các đại diện chính phủ Philippines đang ở Trung Quốc để thương thảo về tranh chấp hàng hải", AFP dẫn lời ông Faeldon nói. "Ông Aquino tin rằng trì hoãn kế hoạch này có thể giúp ích cho việc giải quyết căng thẳng đôi bên".
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham nằm cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km. Vùng lãnh thổ Trung Quốc gần nhất cách bãi này 1.200 km về tây bắc. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bãi cạn này, trong khi Philippines khẳng định Scarborough nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này.
Sau khi căng thẳng nảy sinh đầu tháng 4, hai nước đã liên tiếp điều động tàu đến khu vực này để khẳng định chủ quyền. Bắc Kinh và Manila đều áp đặt lệnh cấm đánh cá quanh vùng biển tranh chấp mà theo các nhà quan sát đây là một cách để hai bên giảm đối mặt.
Trung Quốc cũng chặn nguồn trái cây xuất khẩu từ Philippines, đồng thời hủy hàng loạt tour sang quốc đảo, trong khi các chuyến bay từ Bắc Kinh đến Manila cũng bị cắt.
Theo VNExpress
Philippines: Hơn 6.000 nông dân đổi đời nhờ được chia đất Hơn 6.000 nông dân nghèo từng làm thuê cho đồn điền của gia đình Tổng thống Benigno Aquino ở tỉnh Tarlac đã được chia đất sau cuộc chiến đòi quyền sở hữu đất kéo dài nhiều năm qua. Cuối tháng 4 vừa qua, Tòa án Tối cao Philippines đã quyết định bán 4.300ha trong tổng số gần 5.000ha đất của đồn điền trồng...