Tổng thống Philippines tiết lộ bí mật phũ phàng với ông Obama
Hôm 12/12, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bất ngờ thừa nhận, ông này đã cố tình vắng mặt tại buổi lễ chụp ảnh nhóm và sự kiện gala trong khuôn khổ hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Peru để tránh một cuộc gặp khó chịu với người đồng cấp Mỹ Barack Obama.
Hai nhà lãnh đạo Obama và Duterte có mối quan hệ căng thẳng
Ông Duterte thừa nhận ông đã nói dối là không khỏe để không tham gia các sự kiện nói trên. “Tôi đã ở đó. Tôi đã tham gia các cuộc họp. Nhưng bạn biết đấy, Tổng thống Obama cũng ở đó và bởi vì chúng tôi có trao đổi vài câu, tôi đã cố gắng tránh một tình huống khó xử”, ông Duterte cho biết trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh doanh Wallace. Nhà lãnh đạo Philippines giải thích, ông lo ngại Tổng thống Obama sẽ từ chối “bắt tay hoặc tránh mặt” ông nên ông cáo ốm để tránh tình huống khó xử.
“Tôi không muốn tạo ra một khung cảnh, một tình huống khó xử nên tôi chỉ ở lại bên lề. Đó là sự thật. Tôi đã tránh một tình huống khó chịu, đặc biệt là một hành động khó xử quốc tế…Tôi không hề bị đau bụng, đừng tin vào điều đó. Đó chỉ là một cái cớ. Nhưng thực sự, tôi sẽ không biết phản ứng thế nào nếu ông ta từ chối bắt tay”, tờ Philstar dẫn lời ông Duterte cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Philippines né tránh một cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Mỹ – đồng minh thân thiết của Manila. Hồi tháng 9, ông Duterte cũng thừa nhận hủy bỏ cuộc gặp với Tổng thống Obama bên lề hội nghị ASEAN-Mỹ ở Lào “vì vấn đề nguyên tắc”. Khi đó, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines – ông Martin Andanar giải thích lý do là ông Duterte bị đau đầu. Tuy nhiên, ông Duterte sau đó thẳng thừng cho biết, ông không gặp Tổng thống Obama là vì “không thích người Mỹ và đó đơn giản là nguyên tắc” của ông này.
Video đang HOT
Quan hệ căng thẳng giữa hai nhà lãnh đạo Duterte và Obama leo thang sau khi Washington bày tỏ quan ngại về khả năng xảy ra những vi phạm nhân quyền trong chiến dịch chống tội phạm ma túy của Manila – một chiến dịch đã cướp đi sinh mạng của 2.000 người kể từ khi nó được khởi động hồi tháng 6.
Kể từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Duterte đã không ít lần khiến đồng minh thân thiết là Mỹ “đau lòng” bất chấp việc Mỹ được cho là đang sát cánh từng ngày với Philippines trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc.
Tổng thống Philippines từng thẳng thừng đổ lỗi cho Washington về những cuộc xung đột đẫm máu ở Trung Đông. Ông này cũng đã tuyên bố sẽ thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, không phụ thuộc vào Mỹ đồng thời chỉ ra những lợi ích khi phát triển quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh, trong đó có việc Trung Quốc đề nghị cấp vốn cho các dự án đường sắt ở Philippines.
Manila đã có một mối quan hệ lạnh lẽo với Bắc Kinh dưới thời người tiền nhiệm của ông Duterte – cựu Tổng thống Benigno Aquino III. Ông Aquino đã phát triển mạnh mẽ mối quan hệ an ninh với Mỹ để làm đối trọng chống lại sự cứng rắn, quyết liệt của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông hiện nay. Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi hoàn toàn dưới thời của ông Duterte.
(Theo Vnmedia)
Nhìn lại Trân Châu Cảng- trận đánh úp khủng khiếp trong lịch sử
Tháng 12.2016 tròn đúng 75 năm trận chiến Trân Châu cảng lịch sử, khi đó máy bay Nhật Bản bất thần tấn công tiêu diệt hạm đội Mỹ.
Trận tấn công Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Mỹ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ nhật 7.12.1941, dẫn đến việc Mỹ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh, Hà Lan và Mỹ.
Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay, xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Mỹ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động) và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.1402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương.
Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Nhật Bản thiệt hại ít nhất, chỉ mất 29 máy bay và 4 tàu ngầm với 65 người thương vong.
Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giao ở Washington, DC.
Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất "bất ngờ" của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thaập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Mỹ và Nhật Bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc tế xem là 'đánh lén'.
75 năm sau, Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố sẽ đến thăm Trân Châu Cảng. Theo kế hoạch, Thủ tướng Abe sẽ tới Hawaii trong 2 ngày 26-27.12, trở thành Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Nhật Bản thăm Trân Châu Cảng. Trước đó hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã cùng ông Abe tới thành phố Hiroshima của Nhật Bản, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đến nơi từng bị Mỹ đã thả quả bom nguyên tử năm 1945.
Đội bay của Nhật tấn công hầu hết các tàu chiến của Mỹ ở đảo Oahu ngay trước 8:00. Đây là ảnh một chiếc máy bay của Nhật bay ngang qua Trân Châu Cảng ...
Nhà Trắng ngày 5.12 đã bày tỏ hoan nghênh thông báo của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về việc ông sẽ thăm Trân Châu Cảng cùng với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đây là hoạt động được tổ chức nhằm tưởng nhớ những nạn nhân trong vụ tập kích của Nhật Bản ngày 7.12.1941, sự kiện đã lôi cuốn Mỹ vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2.Thư ký báo chí của Nhà Trắng Josh Earnest nói: "Tôi nghĩ hầu hết người Mỹ đều nồng nhiệt đón nhận tình cảm mà Thủ tướng Abe đã bày tỏ trong thông báo mới đây". Cũng theo ông Earnest, một vài cựu binh Mỹ và những người còn sống sau Thế chiến 2 "có thể cảm thấy cay đắng" song ông tin rằng "nhiều người sẽ bỏ qua cảm xúc cá nhân vì họ nhận ra rằng sự kiện đó quan trọng như thế nào với nước Mỹ".
Theo Danviet
Những điều không thể quên về Barack Obama Barack Obama đã để lại nhiều khoảng khắc đáng nhớ cho người dân Mỹ và thế giới trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống đầy thăng trầm ở Nhà Trắng. Từ một thượng nghị sĩ bang Illinois không tên tuổi, bắt đầu tỏa sáng trên chính trường năm 2004 cho đến một vị tổng thống đầy khôi hài phát biểu trong buổi tiệc...