Tổng thống Philippines thị sát căn cứ hải quân ở Palawan
Tổng thống Philippines Benigno Aquino sáng 27-5 đã có mặt ở tỉnh Palawan và tới thăm căn cứ hải quân ven biển của nước này, trong bối cảnh xung đột về lãnh thổ và lãnh hải giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Đông đang có dấu hiệu xấu đi.
Chuyến thăm của ông Aquino sẽ kèm theo một cuộc “diễn tập phô trương lực lượng” của Bộ tư lệnh Hải quân mặt trận phía tây, theo báo Philippines The Inquirer. Cuộc diễn tập này cũng là một phần trong lễ kỷ niệm 116 năm thành lập hải quân Philippines.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong chuyến thị sát tháng 4 vừa qua – Ảnh: Gmanetwork
Các buổi lễ nhằm cho thấy năng lực của hải quân Philippines trong việc “tự vận hành một căn cứ ở Palawan nhìn ra biển tây Philippines”, theo một thông cáo báo chí từ Phủ tổng thống Philippines. Người phát ngôn của tổng thống Philippines Edwin Lacierda nói Bộ tư lệnh Hải quân mặt trận phía tây hiện là “lực lượng tiền phương trong các chiến dịch bảo vệ lãnh thổ quốc gia”.
“Với việc tăng cường các cơ chế quốc phòng, chính quyền muốn đầu tư liên tục trong dài hạn, hướng tới một tương lai chúng ta có thể tự thân đạt được sự ổn định trong nội bộ đất nước và trong khu vực”, ông Lacierda nói trong một tuyên bố. Ông Lacierda cũng nói Bộ tư lệnh Hải quân mặt trận phía tây được trang bị “các thiết bị liên lạc bảo đảm và hệ thống theo dõi tàu chiến bằng vệ tinh” giúp “tăng cường năng lực phòng thủ của Philippines”.
Video đang HOT
Ngoài cuộc diễn tập, Tổng thống Aquino cũng sẽ dự khán buổi thuyết trình “kế hoạch tổng thể” của căn cứ hải quân Carlito Cunanan, một đơn vị quân đội Philippines có hợp tác với Mỹ. Khẩu hiệu cho lễ kỷ niệm năm nay của hải quân Philippines là “Bảo vệ lãnh thổ, đảm bảo tương lai”. Ông Aquino cũng dự lễ tưởng niệm các binh sĩ Philippines “đã hi sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ và lãnh hải quốc gia”.
“Chúng tôi luôn sẵn sàng để bảo vệ người dân và vùng lãnh hải của chúng ta ở biển Tây Philippines và các vùng biển khác ở Palawan”, The Inquirer dẫn lời Jonjoe Saquiman, người phát ngôn Bộ tư lệnh Hải quân mặt trận phía tây. Các lực lượng của bộ tư lệnh này được triển khai để bảo vệ chín hòn đảo ở gần Palawan.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc không chấp nhận việc Philippines 'đơn phương' kiện
Trung Quốc ngày 30.3 cho rằng nước này sẽ không chấp nhận việc Philippines 'đơn phương' kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vấn đề chủ quyền biển đảo ở biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi - Ảnh: AFP
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 30.3 đề nghị Philippines thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký kết, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng song phương, theo tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 31.3.
Ông Hồng Lỗi đưa ra phát ngôn này sau khi chính quyền Philippines ngày 30.3 chính thức đệ trình một biên bản ghi nhớ dài 4.000 trang nêu rõ các luận chứng cáo buộc những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông lên Tòa án Liên Hiệp Quốc về luật Biển (ITLOS) theo đúng hạn chót là hôm 30.3.
Philippines đã làm đơn kiện Trung Quốc vào năm 2013. Theo đơn kiện này, Philippines cáo buộc các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc (đường lưỡi bò) trên biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario, ngày 30.3 cho biết Manila không kỳ vọng ITLOS đưa ra quyết định gì trước năm 2015.
Ông Hồng Lỗi cho rằng Trung Quốc có nền tảng pháp lý vững chắc để bác bỏ phiên phân xử giữa Trung Quốc và Philippines, nhấn mạnh Bắc kinh từng tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc hồi năm 2006 rằng quy trình phân xử không áp dụng đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ .
Theo điều 298 trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), các nước ký kết UNCLOS có quyền không tham gia phiên phân xử liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, ông Hồng Lỗi cho hay.
Trong bài phát biểu nhân chuyến thăm Đức ngày 28.3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ không gây ra rắc rối liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, nhấn mạnh Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia để đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, theo Tân Hoa xã.
Các nhà quan sát Trung Quốc nhận định rằng chính quyền Philippines định "quốc tế hóa" vấn đề tranh chấp biển đảo Philippines -Trung Quốc bằng cách kiện Trung Quốc ra ITLOS.
"Tuy nhiên, theo UNCLOS thì ITLOS không có quyền quyết định và can thiệp vào vấn đề chủ quyền hoặc giải quyết tranh chấp lãnh thổ", Zhou Hongjun, Trưởng khoa Luật Quốc tế thuộc Đại học Đông Hoa (Trung Quốc), cho biết.
Còn ông Hồng Lỗi cho rằng Trung Quốc đã vẽ ra và công nhận đường lưỡi bò vào năm 1958, nhưng UNCLOS lại được áp dụng vào năm 1983. Cho nên về mặt nguyên tắc, đường lưỡi bò không nằm trong UNCLOS, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh.
Abigail Valte, nữ phát ngôn viên cho Tổng thống Philippines Benigno Aquino, ngày 30.3 cho rằng ITLOS, được thành lập theo UNCLOS, có thể không đưa ra phán quyết gì nhưng ít nhất phiên phân xử Trung Quốc - Philippines giúp tăng cường vị thế của Philippines trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông.
Ông Wang Xiaopeng, một chuyên gia về biên giới trên biển thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho biết nếu ITLOS đưa ra phán xét ủng hộ Philippines, thì Trung Quốc nên tăng cường khả năng tham chiến trên biển và tăng cường tuần tra biển cũng như ký kết các thỏa thuận với các nước láng giềng càng sớm càng tốt nhằm cô lập Philippines.
Trong khi đó, các chuyên gia Philippines cho rằng Philippines có thể phải chuẩn bị đối mặt với các biện pháp trừng phạt mà Trung Quốc áp đặt nhằm trả đũa Manila kiện Bắc Kinh, theo trang tin Manila Bulletin (Philippines).
Theo TNO
Philippines chi gần 80 triệu đô mua 8 trực thăng tấn công Quân đội Philippines ngày 7/11 cho biết sẽ mua 8 trực thăng đa năng AW109 Power từ liên doanh Anh-Ý AgustaWestland trị giá 78,7 triệu USD. Trực thăng tấn công AW109 Power. Phát ngôn viên không Philippines Miguel Okol cho hay các trực thăng AW109 Power sẽ được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ quân đội trong việc chiến đấu với các...