Tổng thống Philippines sang Nhật bàn cách đối phó Trung Quốc?
Văn phòng Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết Tổng thống sẽ tới thăm Nhật Bản một ngày vào tuần tới. Điều này được dư luận đặc biệt chú ý trong hoàn cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đang dâng cao.
Tổng thống Philippines sang Nhật bàn cách đối phó Trung Quốc?
Trên thực tế, chính Trung Quốc là bên tạo sóng khi đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời xây dựng các công sự tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam khiến an ninh khu vực bị đe dọa.
Ông Aquino sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 24.6. Cuộc gặp này sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ như hai quốc gia đang cùng phải “chịu đựng” những tranh chấp thù địch ngày càng tăng từ phía Trung Quốc về vấn đề chủ quyền biển đảo.
Nhật và Philippines cùng có vấn đề biển đảo với Trung Quốc
Video đang HOT
Những căng thẳng, nhiều khả năng là một chủ đề của cuộc thảo luận, khi hai nhà lãnh đạo gặp gỡ nhau, phát ngôn viên của ông Aquino, Abigail Valte, nói với AFP.
Trong một tuyên bố thông báo về chuyến đi, Bộ Ngoại giao Philippines cũng hé lộ những căng thẳng liên quan tới Trung Quốc sẽ được thảo luận. Tất nhiên, đó không phải là chủ đề duy nhất hai lãnh đạo còn đề cập đến, mà họ còn đề cập đến “quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước.
“Hội nghị là cơ hội để hai nhà lãnh đạo trao đổi quan điểm về những diễn biến gần đây trong khu vực và thảo luận về lĩnh vực hợp tác để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Philippines-Nhật Bản”, tuyên bố nêu.
Nhật Bản và Philippines, từng là cựu thù trong Thế chiến 2, ngày càng gần gũi hơn trong những năm gần đây khi họ cùng phải giải quyết các tranh chấp của mỗi nước với Trung Quốc.
Khi ông Abe đã đến thăm Manila vào tháng Bảy năm ngoái, ông đã cam kết Nhật Bản sẽ giúp đỡ để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển của Philippines. Cụ thể, Nhật sẽ cung cấp 10 tàu tuần tra cho lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines, nhằm giúp nước này cố gắng kiểm soát các động thái hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.
Tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc là hơn tuyên bố chủ quyền với bãi cạn Scarborough. Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ biển Đông, bao gồm cả vùng biển gần bờ biển phía Tây Philippines. .
Trong khi đó, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc cũng rất căng thẳng xoay quanh tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Senkaku tại biển Hoa Đông mà Nhật Bản đang kiểm soát. Nhật Bản tuần trước triệu tập đại sứ Trung Quốc để kháng nghị việc máy bay Trung Quốc cố tình bay sát gây nguy hiểm cho máy bay Nhật Bản tại không phận vùng biển Hoa Đông.
Theo NTD/AFP
Chủ giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc sắp chạy khỏi Iraq?
Các công ty dầu mỏ lớn của Trung Quốc chuẩn bị sơ tán công nhân trong trường hợp bạo lực lan rộng ở Iraq - nguồn cung cấp năng lượng quan trọng đối với Trung Quốc, theo truyền thông Trung Quốc ngày 19.6.
Một kỹ sư của CNPC tại một mỏ dầu al-Ahdab ở Iraq. Ảnh: Reuters
"Tính đến hôm nay, hầu hết công nhân Trung Quốc vẫn đi làm bình thường. Nhưng nếu quân nổi dậy bắt đầu tấn công Baghdad, chúng tôi sẽ rời khỏi Iraq ngay lập tức", một nhân viên của Tập đoàn dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) nói với tờ Thời báo Hoàn cầu.
CNOOC là công ty chủ quản của giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 mà Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, từ gần 2 tháng qua.
Một đại diện của nhà sản xuất dầu lớn nhất Trung Quốc là Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) cho biết, 4 mỏ dầu của họ tại Iraq vẫn chưa bị ảnh hưởng.
"Tất cả mỏ dầu đều ở miền trung và miền nam Iraq. Một số công dân Trung Quốc ở phía bắc đã được sơ tán. Chúng tôi đã chuẩn bị một số phương án dự phòng", vị đại diện nói thêm.
Về vụ việc một nhân viên của CNPC bị bắt cóc tại một mỏ dầu ở miền nam Iraq hồi tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày hôm qua 18.6 cho biết, nhân viên này đã được thả tự do và Trung Quốc sẽ "thực hiện tất cả biện pháp cần thiết để bảo vệ sự an tòa của công dân Trung Quốc ở Iraq", tùy thuộc vào diễn biến tình hình.
Hiện Trung Quốc có hơn 10.000 công nhân đang làm việc trong một loạt các dự án ở Iraq, nhưng hầu hết ở khu vực phía nam, xa khu vực đang xảy ra chiến đấu hiện nay, theo các quan chức.
Thời báo Hoàn cầu cũng cho biết thêm hơn 1.000 nhân viên Trung Quốc tại Tập đoàn máy móc kỹ thuật Trung Quốc đã bị "mắc kẹt" ở thành phố Samarra, phía bắc Iraq.
Dầu mỏ là một lợi ích quan trọng của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và Iraq là nguồn nhập khẩu dầu thô lớn thứ 5 của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực dầu mỏ của Iraq.
Cuộc tấn công chớp nhoáng của các quân nổi dậy Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã bước vào tuần thứ hai và họ đã chiếm được một khu vực rộng lớn, trong đó gồm cả Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq.
Trong những ngày gần đây, một số đại sứ quán các nước phương Tây đã bắt đầu sơ tán nhân viên khỏi Baghdad và vào ngày 17.6, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã sơ tán lãnh sự quán tại thành phố Basra ở phía nam Iraq.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc tung giàn khoan thứ 2 ra biển Đông Theo trang web Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6, nước này tiếp tục tung giàn khoan thứ 2 ra biển Đông . Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam - Ảnh: News.cn Giàn khoan thứ 2 này có tên Nam Hải số 9, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của...