Tổng thống Philippines ra “tối hậu thư” dọa hủy hiệp ước quân sự với Mỹ
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa hủy hiệp ước quân sự với Mỹ nếu Washington không giải thích về một sự kiện diễn ra 9 năm trước liên quan tới bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: AFP).
Dinh tổng thống Philippines ngày 10/6 thông báo, Tổng thống Duterte muốn Mỹ lý giải rõ ràng về sự kiện bãi cạn Scarborough (hay còn gọi là Panatag) hồi năm 2012 trước khi ông quyết định số phận của Hiệp ước các lực lượng thăm viếng với Mỹ (VFA).
VFA, thỏa thuận ký từ hàng chục năm trước, cho phép hàng nghìn quân Mỹ tới Philippines thực hiện các cuộc tập trận quân sự và hoạt động hỗ trợ nhân đạo.
Trả lời phỏng vấn hồi đầu tuần, ông Duterte đặt ra câu hỏi với chính phủ Mỹ – bên đã làm trung gian trong vụ tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc ở Scarborough 9 năm trước. Ông Duterte thắc mắc vì sao chỉ có một mình Philippines rút tàu khỏi bãi cạn vào thời điểm đó mà Mỹ không gây áp lực buộc Trung Quốc làm điều tương tự.
Video đang HOT
“VFA hiện là một vấn đề. Chúng ta có vấn đề lớn vì Mỹ làm trung gian và chúng ta đã rút tàu. Tại sao Mỹ không buộc Trung Quốc cũng rút tàu? Nếu họ có thể giải thích vấn đề này cho một cách thật đơn giản để toàn bộ người dân Philippines hiểu được thì tôi sẽ bắt đầu thảo luận về việc (đặt) lực lượng của họ (ở Philippines). Nếu không, viễn cảnh bàn về VFA khó xảy ra. Người Mỹ đã không tôn trọng chúng ta”, ông Duterte nói.
Nằm cách đảo Luzon của Philippines 220km về phía đông, bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) là khu vực tranh chấp giữa hai nước từ nhiều năm nay. Trung Quốc đã chiếm giữ khu vực này từ năm 2012 và thường xuyên ngăn cản ngư dân Philippines tới gần ngư trường dồi dào trên để đánh bắt, thậm chí sử dụng cả vòi rồng để xua đuổi.
Phát ngôn viên của ông Duterte, Harry Roque, cho hay Tổng thống Philippines muốn có “một lời giải thích” từ Mỹ về lý do Washington để Philippines “mất lãnh thổ vào tay Trung Quốc”.
“Ông ấy rất rõ ràng, nếu Mỹ có thể giải thích vì sao họ chỉ buộc Philippines rời khỏi Scarborough và tại sao họ không đợi Trung Quốc rời khỏi bãi cạn, VFA sẽ có cơ hội. Nếu Mỹ không có lời giải thích hợp lý, kịch bản trên sẽ khó xảy ra”, ông Roque cho hay, nhấn mạnh rằng Tổng thống Duterte chưa đưa ra quyết định cuối cùng về số phận của VFA.
Tháng 2/2020, ông Duterte ra lệnh hủy bỏ VFA sau khi Mỹ không cấp thị thực cho thượng nghị sĩ Ronald “Bato” de la Rosa vì các cáo buộc liên quan tới vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, ông Duterte đã 2 lần hoãn việc hủy bỏ VFA.
Trong thời gian qua, ông Duterte nhiều lần dọa hủy VFA nếu Mỹ không cung cấp vắc xin Covid-19 cho Manila hoặc Washington không tăng thêm “phí đóng quân” cho Philippines.
Philippines nói sẽ tiếp tục diễn tập trên Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tuyên bố nước này sẽ duy trì các cuộc diễn tập hàng hải trên Biển Đông, bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc.
"Các hoạt động diễn tập, tuần tra hàng hải trên Biển Đông của cảnh sát biển và Cục ngư nghiệp Philippines sẽ tiếp diễn. Quan điểm của chính phủ sẽ không lung lay", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay ra thông cáo cho biết.
Bộ trưởng Lorenzana thêm rằng thông cáo này phản ánh quan điểm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, trong đó yêu cầu quân đội Philippines "bảo vệ chủ quyền nhưng không sử dụng biện pháp quân sự và duy trì hòa bình trên các vùng biển". "Philippines có thể thân thiện và hợp tác với các nước khác, nhưng sẽ không đánh đổi chủ quyền của chúng tôi", Lorenzana cho hay.
Xuồng và tàu tuần tra của cảnh sát biển Philippines diễn tập trên Biển Đông ngày 25/4. Ảnh: AFP .
Đợt diễn tập bắt đầu từ hôm 25/4 tại một số khu vực ở Biển Đông mà Philippines tuyên bố là trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, trong đó có bãi cạn Scarborough cùng những khu vực phía nam và phía đông Philippines.
Phát ngôn viên cảnh sát biển Philippines Armando Balilo cho biết đợt diễn tập bao gồm các nội dung như định vị di chuyển, vận hành tàu thuyền nhỏ, bảo trì và hoạt động hậu cần. "Các cuộc diễn tập này nhằm"đối phó với sự hiện diện mang tính đe dọa của tàu thuyền Trung Quốc trong khu vực", ông nói.
Khi được hỏi về cuộc diễn tập này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã yêu cầu Philippines "chấm dứt các hoạt động gây phức tạp tình hình và leo thang tranh chấp" trên Biển Đông. Ông này còn ngang nhiên cho rằng Trung Quốc có "chủ quyền" với khu vực bên trong "đường 9 đoạn" Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.
Manila hồi tháng 4 nhiều lần gửi công hàm phản đối tới Bắc Kinh, liên quan vụ hơn 240 tàu vỏ sắt của Trung Quốc hiện diện tại bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Manila cho rằng các tàu dân quân biển Trung Quốc có hành vi "đe dọa an toàn hàng hải và tính mạng" ngư dân Philippines. Tổng thống Duterte sau đó tuyên bố sẽ điều tàu hải quân tuần tra Biển Đông.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Cộng đồng quốc tế đã quyết liệt lên án động thái của Trung Quốc. Hải quân Mỹ liên tiếp điều các nhóm tàu chiến tới Biển Đông diễn tập.
Việt Nam khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc tại bãi Ba Đầu đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đang bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Phần lớn đội tàu vỏ sắt Trung Quốc rút khỏi bãi Ba Đầu hồi giữa tháng 4 sau nhiều tuần căng thẳng.
Tổng thống Philippines: "Không ai xứng đáng kế nhiệm tôi" Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng ông không thấy ai "xứng đáng" để kế nhiệm ông sau cuộc bầu cử vào năm 2022. Tổng thống Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters). "Không có ai. Hãy nhìn vào cục diện chính trị? Không ai cả. Tôi không thấy ai xứng đáng", Tổng thống Rodrigo Duterte nói trong cuộc phỏng vấn hôm 8/6, khi được hỏi...