Tổng thống Philippines: Kẻ “khùng” hay vị cứu tinh?
Cuộc chiến chống ma tuý đẫm máu của Tổng thống Philippines đang đặt ra câu hỏi liệu ông đang thực sự cứu rỗi đất nước, hay chỉ đơn giản là hành động không suy nghĩ đến hậu quả.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte
Khi ông Rodrigo Duterte cảnh báo người dân “đừng bỏ phiếu cho tôi vì mọi thứ sẽ trở nên rất đẫm máu”, ông đã thắng cử tổng thống Philippines với tỉ lệ áp đảo, 16,6 triệu phiếu bầu. Ông đã tận dụng thành công sự tức giận, sợ hãi và bất lực chống lại tội phạm gia tăng của công chúng.
Sau hai tháng đắc cử, cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte đã khiến 1.900 người chết, trong số đó 750 người chết dưới tay cảnh sát, những người nói rằng họ chỉ hành động tự vệ. Số người thiệt mạng còn lại bị những người đàn ông không xác định giết, đây được gọi là những “cái chết đang được điều tra” (viết tắt là DUIs), cảnh sát trưởng Ronald de la Rosa nói. Chính phủ nước này chỉ trích DUIs là các vụ giết người ngoài vòng pháp luật.
Ông Duterte đã nhiều lần khuyến khích giết người như một cách giải quyết vấn đề dai dẳng. Hai năm trước, trong khi đang làm thị trưởng của thành phố Davao, ông nói với những kẻ buôn lậu gạo hãy dừng lại hoặc “Tôi sẽ giết bạn, tôi không nói đùa.”
Sau hai tháng đắc cử, cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte đã khiến 1.900 người chết
Ngày 18 tháng 8, ông nói với người dân: “Hãy bắn chúng (những người buôn bán và sử dụng ma tuý. Tôi sẽ chăm sóc các bạn”.
Giết người và chết chóc là hai chủ đề xuyên suốt trong chính quyền của ông Duterte. Duterte là nhà chính trị địa phương đầu tiên coi việc giết người như một nền tảng chiến dịch quan trọng.
Ông vô cùng tức giận khi Agnes Callamard, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về các vụ hành quyết, tuần trước chỉ trích chiến dịch chống ma tuý của ông.
“Mệnh lệnh của tôi là bắn giết,” Duterte nói. “Tôi không quan tâm về nhân quyền. Tin tôi đi. Tôi không quan tâm chút nào về những gì họ sẽ nói “.
Callamard nói: “Đây là một mệnh lệnh vô trách nhiệm và sẽ kích động bạo lực, giết người, một tội ác theo luật quốc tế.”
LHQ phản đối chiến dịch đàn áp chống ma tuý của ông Duterte
Hai ngày sau đó, trong một cuộc họp lúc 3 giờ sáng với báo chí, ông đã lên án Liên Hiệp Quốc và đe dọa sẽ rời khỏi tổ chức này. Ông nói Liên Hợp Quốc là một tổ chức vô ích. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay sau đó bảo đảm việc này sẽ không xảy ra. Yasay nói: “Tổng thống đã quá mệt mỏi, thất vọng và đói, lúc ông đưa ra tuyên bố trên”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, con đường diệt ma tuý của ông Duterte cũng có những mặt lợi. Khiếp sợ trước sự đe dọa của tổng thống, nhiều tội phạm ma tuý đã tự ra đầu thú. Có nguồn tin cho biết khoảng 500.000 người đã đầu thú.
Duterte, các trợ lý và người ủng hộ ông, không cho rằng số người chết ngày càng gia tăng là một vụ thảm sát. Họ coi đây là sự tiến bộ. DUIs chỉ đơn giản là thiệt hại trong quá trình thực hiện một điều tốt, diệt trừ tội phạm, cung cấp cho người dân Philippines một cuộc sống thoải mái, an toàn và mang lại tiến bộ kinh tế cho đất nước.
Khoảng 500.000 người đã đầu thú vì khiếp sợ sự đe doạ của tổng thống
Cơn giận dữ của ông Duterte cũng là điều dễ hiểu. Ông đã hứa sẽ biến đất nước thành một thành phố Davao bùng nổ, một mảnh đất hoà bình thu hút đầu tư nước ngoài. Rất ít người dân ở đó nghi ngờ chính sách cực đoan của ông Duterte khi ông là thị trưởng trong hơn 21 năm.
Duterte nói trong nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau rằng ông từng là một đứa trẻ có vấn đề. Ông đã từng bị đuổi học 2 lần và đánh nhau ở trường.
Tháng 12 năm ngoái, Duterte tiết lộ lý do tại sao ông từng là một thanh niên gặp nhiều khó khăn. Ông cho biết, khi ông 14 hay 15 tuổi, một linh mục người Mỹ đã lạm dụng tình dục ông. “Đó là một trường hợp mơn trớn. Ông ta đã làm điều đó trong một lần thú tội. Đó là cách chúng ta đánh mất sự ngây thơ”, ông Duterte, người được đánh giá là rất lăng nhăng khiến cuộc nhân 15 năm với bà Elizabeth Zimmerman đổ vỡ.
Duterte nói trong nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau rằng ông từng là một đứa trẻ có vấn đề
Hồ sơ tòa án “tuyên bố vô hiệu” cuộc hôn nhân của họ trích dẫn báo cáo của một nhà tâm lý học nói rằng Duterte bị “rối loạn nhân cách yêu bản thân thái quá chống lại xã hội”.
Bản báo cáo cho rằng Duterte “không có khả năng trung thành và cam kết, thờ ơ trước nhu cầu và cảm xúc của người khác, thiếu hối hận và tội lỗi.”
Báo cáo cũng mô tả Duterte là “một cá nhân rất bốc đồng, gặp khó khăn trong việc kiểm soát ham muốn và cảm xúc của mình. Ông không thể nghĩ về hậu quả của hành động của mình”.
Một giáo sư tâm lý học cho biết dựa trên hành động của ông Duterte, như việc đe dọa rút khỏi Liên Hiệp Quốc, Duterte “có thể chưa trưởng thành, khi bị thất vọng, ông sẽ dễ dàng bị khiêu khích. Ông rất kém trong việc kiểm soát cảm xúc”.
Ông Duterte bị “rối loạn nhân cách yêu bản thân thái quá chống lại xã hội”
“Ông cũng có một cái tôi rất lớn, đến nỗi bạn không thể vượt mặt ông, bạn không thể nói ông làm sai một điều nào đó”, ông nói thêm.
Những đặc điểm như vậy có thể ảnh hưởng đến các quyết định của tổng thống, nhà tâm lý học thêm.
“Ví dụ, cơn giận dữ chống lại ma tuý, những ý tưởng này có được suy nghĩ kĩ không? Ông có nghĩ đến hậu quả không?”.
Nhà tâm lý học cho biết một trong những ảnh hưởng tích cực của tính cách này là “sự bạo dạn trong hành động và một số hành động có thể đúng. Điều đáng lo ngại là, chúng dường như không xuất phát từ sự suy nghĩ sâu sắc “.
Theo Trà My – SCMP (Dân Việt)
Philippines: Thiếu phụ một con giết 6 "trùm" ma túy
Không ai tưởng tượng ra rằng, sát thủ bắn vào đầu 6 người lại là một phụ nữ trẻ nhỏ thó, tay bế con thơ, vẻ mặt đầy lo âu.
Một khu ổ chuột ở Manila
Sau khi tổng thống Rodrigo Duterte phát động chống ma túy, đã có hơn 2.000 người bị nghi là thành viên băng đảng tội phạm hoặc "trùm" ma túy bị giết. Nhiều người có lẽ chẳng thể hình dung được rằng phụ nữ chân yếu tay mềm cũng tham gia cuộc sát phạt này.
Người phụ nữ với tên giả Maria, từng thực hiện phi vụ đầu tiên vào 2 năm trước. "Vì là lần đầu nên tôi rất sợ hãi và lo lắng", cô thuật lại.
Hiện giờ Maria là thành viên một nhóm gồm 3 phụ nữ chuyên làm sát thủ theo hợp đồng. Họ được đánh giá cao vì có thể tiếp cận các nạn nhân mà không bị nghi ngờ như nam giới. Cho tới vài tuần trước, Maria "xử" thêm 5 nạn nhân bằng cách bắn thẳng vào đầu.
Cuộc chiến chống ma túy ở Philippines phần lớn diễn ra tại những khu phố nghèo
Khi được hỏi ai là khách hàng, cô thản nhiên trả lời: "Đương nhiên là sếp tôi rồi, cơ quan cảnh sát ấy". Ngay khi vừa được phỏng vấn, gia đình cô nhận tin nhà an toàn của họ đã bị lộ, và cả hai vợ chồng nhanh chóng chuyển đi.
Cuộc chiến chống ma túy đem lại công ăn việc làm, nhung cũng đẩy Maria vào nguy hiểm. Ban đầu, một sĩ quan đã yêu cầu chồng cô giết một con nợ, cũng là đầu mối bán ma túy.
"Lâu dần công việc khó khăn hơn và họ cần một phụ nữ. Chồng tôi đã bảo tôi làm. Tôi thấy đối tượng, đến gần, và nổ súng", Maria kể.
Cả hai vợ chồng sát thủ đều thuộc tầng lớp không mấy khá giả ở Manila. Họ không có thu nhập ổn định cho tới khi trở thành sát thủ. Mỗi hợp đồng đem lại cho họ khoảng 430 USD. Đây là số tiền lớn đối với dân nghèo Philippines, và điều đó khiến Maria không còn đường quay lại.
Giết người thuê không phải là điều lạ lẫm ở Philippines, nhưng những người trong "ngành" này chưa bao giờ bận rộn đến thế sau khi tổng thống Duterte gửi thông điệp quá rõ ràng lúc tuyên bố sẽ giết đủ 100.000 tên tội phạm trong 6 tháng.
Duterte khá mạnh miệng, thậm chí còn thẳng thừng nói rằng: "Mạng 10 hay 100 tên tội phạm có đáng gì. Đừng phá hoại đất nước của tôi, tôi sẽ giết hết đó".
Sở dĩ ông Duterte cứng rắn như vậy là do ma túy đá, hay còn gọi là Shabu lan tràn khắp nơi. Tại Philippines có rất nhiều phòng chế tạo ngầm, sản xuất hàng tấn ma túy đá và xuất đi khắp các nước châu Á. Nhiều vùng nghèo đói ủng hộ chiến dịch của tổng thống hết mình, vì cho rằng shabu hủy hoại đời sống và gia tăng tội phạm.
Tổng thống Duterte
Một con nghiện dưới cái tên giả Roger bắt đầu hối hận vì đã góp phần vào việc lưu thông ma túy. Bản thân anh cũng bị truy sát và luôn trong tình trạng ăn ngủ không yên. Roger phải di chuyển vài ngày một lần, và chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến anh thức dậy.
Để đảm bảo an toàn, con cái anh đều được gửi cho nhà ngoại ở quê, cũng như tránh chúng bước vào vết xe đổ của cha. Theo tính toán của Roger, khoảng 1/3 hàng xóm trong khu anh sống đều nghiện.
Không ai có thể tưởng tượng ra rằng chiến dịch của ông Duterte lại có ảnh hưởng lớn tới vậy. Hiện đã có nhiều ý kiến quan ngại rằng sẽ có nhiều người vô tội bị sát hại do nhầm lẫn. Vậy nên tính mạng của những con nghiện như Roger đang ở tình trạng ngàn cân treo sợi tóc.
"Tôi từng nghĩ lời tuyên bố của tổng thống chỉ nhắm tới những tay buôn lớn, không phải hạng tép riu như tôi. Ước gì có cỗ máy thời gian. Bây giờ tôi thậm chí không thể tự thú vì chắc chắn cảnh sát sẽ giết tôi", Roger nói.
Con nghiện ma túy bị bắn chết
Tuy nhiên, Maria cũng hối tiếc với lựa chọn của mình. Tâm trí cô không yên vì lo sợ gia đình các nạn nhân trả thù, và quan trọng hơn là suy nghĩ của con cái. Con trai cả đã tò mò hỏi tại sao cha mẹ có thể kiếm nhiều tiền tới vậy.
"Tôi không muốn sau này người ta nói với nó rằng bố mẹ nó kiếm tiền bằng việc giết người", Maria nói.
Cô luôn nghĩ rằng, ngày mai sẽ là hợp đồng cuối cùng. Nhưng mai dài muôn thuở, vì các sếp đã dọa giết nếu có ai rời nhóm sát thủ. Cảm giác tội lỗi luôn thường trực, và kể cả việc tới nhà thờ xưng tội cũng không giúp gì nhiều, vì cô không dám kể chi tiết rằng mình đã làm gì.
"Vậy cô có thấy công lý được thực thi không?".
"Chúng ta chỉ luôn nói về việc phải thực hiện nhiệm vụ ra sao. Khi đã xong, sẽ chẳng ai nói về điều đó nữa", Maria khua tay, trong khi nhắm nghiền mắt. Dường như có những suy nghĩ mà cô không muốn chia sẻ
Theo Hara Nguyen - BBC (Dân Việt)
Nữ thợ săn khiến tội phạm ma túy Philippines khiếp vía là ai? Ít ai ngờ rằng một phụ nữ trẻ tuổi lại là thành viên của một đội sát thủ chuyên săn lùng và tiêu diệt những kẻ buôn ma túy ở Philippines hiện nay. Theo BBC, Philippines hiện đang trải qua cuộc chiến "đẫm máu" với những cuộc săn lùng tội phạm buôn ma túy theo chỉ đạo của Tổng thống Rodrigo Duterte. Chỉ...