Tổng thống Philippines hối thúc tòa quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc
Theo AP, ngày 22/10, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho rằng tòa án trọng tài quốc tế mà Manila khởi kiện Bắc Kinh về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông – COC” mang tính ràng buộc pháp lý là những phương tức duy nhất để giải quyết hòa bình các tranh chấp lâu nay tại khu vực này.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III
Theo phía Philippines, Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, trong đó có việc triển khai 2 tàu nghiên cứu thủy văn từ tháng 6 tới gần một giếng dầu ngoài khơi bên trong vùng biển của Philippines.
Phát biểu với các phóng viên nước ngoài tại một diễn đàn, Tổng thống Aquino cho biết Manila không chắc chắn về mục đích hiện diện của những tàu này ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).
Ông còn nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc cải tạo đất tại vùng biển tranh chấp, nếu được sử dụng cho mục đích quân sự, có thể là “sự thay đổi cách chơi” trong việc giải quyết tranh chấp ở tương lai.
Ông cho biết Philippines đang tìm kiếm cách giải quyết bất đồng được quốc tế chấp thuận. Ông nói: “Điều này không chỉ ảnh hưởng tới các nước trong khu vực, mà còn ảnh hưởng tới các nước phải đi qua vùng biển đặc biệt này”.
Manila đã kiện vụ việc này lên tòa án quốc tế ở La Hay song Bắc Kinh từ chối tham gia. Philippines và một số quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang hối thúc thông qua COC để thay thế Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).
Video đang HOT
Ông Aquino cho biết: “Ngoài điều đó ra, tôi không biết sẽ phải làm gì khác. Trọng tâm là đạt được một giải pháp thông qua các biện pháp hòa bình tuân theo luật pháp quốc tế”./.
Theo Vietnam
Nghị sĩ Úc đòi kiện chính phủ Trung Quốc
Nghị sĩ Úc Clive Palmer vào ngày 18.8 đã lên truyền hình dùng những lời lẽ nặng nề nhắm vào chính phủ Trung Quôc và tuyên bố sẽ khởi kiện Bắc Kinh vì tội khai thác tài nguyên tại Úc mà không trả tiền.
Nghị sĩ Úc Clive Palmer - Anh: Reuters
Nghị sĩ Clive Palmer, cũng là một tỉ phú hầm mỏ, thậm chí đã dùng những từ ngữ miệt thị để nói chinh phu Trung Quôc "muốn chiếm trọn nước Úc", theo AFP.
Ông Palmer là chính trị gia được bầu làm nghị sĩ Úc hồi năm 2013 với cương vị thủ lĩnh đảng Thống nhất Palmer và nổi tiếng với dự án đóng một bản sao của con tàu trứ danh Titanic.
Ông này hiện bị kẹt trong một vụ tranh chấp kéo dài về tiền công và các hoạt động cảng biển với tập đoàn đa ngành Citic Pacific (Trung Quôc) trong một dự án hợp tác với tập đoàn luyện kim quốc doanh MGC (Trung Quôc).
Citic, cũng là một công ty nhà nước, hiện khai thác quặng sắt từ trang trại gia súc của Palmer ở Tây Úc theo một thỏa thuận thuê đất kéo dài 25 năm.
Tuy nhiên, hai bên nảy sinh bất đồng về việc chia lợi nhuận như thế nào cho doanh nhân Úc và về việc liệu công ty Mineralogy của ông này có được coi là nhà điều hành hợp pháp cho khâu xuất khẩu sang Trung Quôc từ Úc hay không.
Phía Trung Quôc thì tố cáo Mineralogy rút hàng triệu USD từ một tài khoản kinh doanh trong ngân hàng ở Trung Quôc để tài trợ cho chiến dịch tranh cử của Palmer.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ABC (Úc) hôm 18.8, nhà tài phiệt Úc bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời khẳng định chính phủ Trung Quôc nợ ông khoảng 465 triệu USD.
"Chúng tôi sẽ khởi kiện họ... Chúng tôi hiện có 3 thẩm phán thuộc Tòa án Liên bang Úc và Tòa án Tối cao Tây Úc và một đơn kiện chống... Họ không hề có hệ thống pháp luật và họ muốn chiếm trọn nước ta. Và chúng ta sẽ không cho họ làm như vậy", ông Palmer nói.
"Chinh phu Trung Quôc muốn mang nhân công của họ đến đây để phá hoại hệ thống tiền lương của chúng ta... họ muốn chiếm cảng và lấy tài nguyên của ta một cách miễn phí", tỉ phú Úc nói tiếp.
"Cho đến nay họ đã chuyển một số lượng quặng sắt trị giá lên đến 200 triệu AUS ra khỏi nước này mà không trả tiền. Tôi không ngại đứng lên chống lại Trung Quôc", ông Palmer tố cáo.
Chính phủ Úc bất bình với phát biểu của tỉ phú Palmer
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop gọi những lời thóa mạ của ông Palmer là "hung hăng, không cần thiết và không thể chấp nhận được đối với một thành viên quốc hội", còn Bộ trưởng Ngân khố Úc Joe Hockey thì chỉ trích phát biểu nói trên "gây thiệt hại nặng nề" cho đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Tại Trung Quôc, phát biểu nặng nề của Palme khiến cư dân mạng phẫn nộ.
Trên trang mạng xã hội Sina Weibo, một cư dân mạng Trung Quôc tố cáo ông Palmer "đang dùng chủ nghĩa dân tộc để xách động tệ nạn bài Trung Quôc tại Úc nhằm mục đích che đậy sự thật rằng ông ta chôm tiền của các công ty Trung Quôc để giành phiếu bầu".
Trước làn sóng phản đối trong và ngoài nước, tỉ phú Palmer vào ngày 19.8 đã xuống giọng trên trang Twitter: "Đoạn trả lời phỏng vấn của tôi không hàm ý ám chỉ người dân Trung Quôc, nhưng là nhằm vào những công ty Trung Quôc đang vơ vét tài nguyên Úc mà không trả tiền".
Đoạn phân minh của ông Palmer về phát biểu của mình trên trang Twitter - Ảnh chụp màn hình Twitter
Trong khi đó, Nghị sĩ Jacqui Lambie thuộc đảng Thống nhất Palmer của ông Palmer vào ngày 19.8 lại lên tiếng bảo vệ cho nhà tài phiệt Úc, khẳng định với các phóng viên rằng Trung Quôc là một quốc gia được điều hành bởi "một chinh phu hiếu chiến và chuyên quyền".
Theo Thanh Niên
Luật quốc tế sẽ giúp tránh xung đột trên Biển Đông Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á Daniel Russel cho rằng, luật quốc tế, chứ không phải sức mạnh của một quốc gia, mới là cơ sở cho việc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Phát biểu tại một cuộc nói chuyện ở Manila hôm 29.7, ông nói rằng các bên tranh chấp Biển Đông...