Tổng thống Philippines gọi chỉ trích từ Liên Hợp Quốc là ‘ngu ngốc’
Tổng thống Philippines gọi sự chỉ trích từ Liên Hợp Quốc về chiến dịch trấn áp tội phạm của ông là “ngu ngốc”, cảnh báo cơ quan này không nên can thiệp vấn đề nội bộ Philippines.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters.
“Tại sao Liên Hợp Quốc lại dễ dàng can thiệp vào vấn đề ở Philippines như vậy? Chỉ có 1.000 người (thiệt mạng)”, AFP dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu ngày 17/8 tại một sự kiện kỷ niệm của cảnh sát quốc gia ở thành phố Quezon.
Ông Duterte, thắng cử hồi tháng 5 chủ yếu nhờ cam kết tiêu diệt hàng chục nghìn tội phạm, tuyên bố tiếp tục chiến dịch trấn áp ma túy bất chấp chỉ trích, kể cả từ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.
Ông Ban tháng 6 lên án chiến dịch trên, gọi đây là hành động “trái pháp luật, xâm phạm các quyền cơ bản và sự tự do”. Văn phòng chống ma túy Liên Hợp Quốc trong tháng 8 cũng “quan ngại sâu sắc” về việc tiêu diệt những kẻ buôn bán và sử dụng ma túy ở Philippines.
Video đang HOT
Liên Hợp Quốc đưa ra “một tuyên bố rất ngu ngốc”, ông Duterte nói, cảnh báo Liên Hợp Quốc không can thiệp vào nội bộ Philippines. “Vấn đề ở đây là gì? Ông đưa yếu tố chính trị vào. Mới có 1.000 người chết và ông đặt nước chúng tôi vào tình trạng nguy hiểm, đe dọa”.
Tổng thống Philippines đề nghị các cơ quan giám sát nhân quyền quốc tế “không điều tra với suy nghĩ coi chúng tôi là tội phạm”, đồng thời cảnh báo họ sẽ không được đối xử tốt tại Philippines.
Duterte, chính thức nhậm chức ngày 30/6, triển khai cuộc chiến chống tội phạm và đã có 1.054 người thiệt mạng từ sau cuộc bầu cử tháng 5, theo đài ABS-CBN. Khi tranh cử, ông cam kết trấn áp tệ nạn ma túy cùng các loại tội phạm khác đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người. Tổng thống Philippines ra lệnh cảnh sát không cần do dự khi diệt tội phạm, thậm chí kêu gọi người dân cùng tham gia.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Ban Ki-moon muốn tổng thư ký LHQ tiếp theo là nữ
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói rằng ông muốn người kế nhiệm ông sẽ là nữ Tổng thư ký đầu tiên của Liên Hiệp Quốc.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ rằng ông mong muốn người sẽ nối tiếp ông giữ cương vị Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là một người phụ nữ. Nếu vậy đó sẽ là nữ Tổng thư ký đầu tiên trong lịch sử hơn 70 năm của Liên Hiệp Quốc, theo AP ngày 15.8.
Ông Ban nói rằng: "Đã đến lúc có nữ Tổng thư ký sau 8 đời Tổng thư ký tổ chức quốc tế này đều là đàn ông". Mặc dù vậy, ông Ban nhấn mạnh quyết định không nằm trong tay ông mà phụ thuộc vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cụ thể, theo quy định Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ do Đại hội đồng bổ nhiệm từ một ứng cử viên được Hội đồng Bảo an tiến cử.
Ông Ban cho rằng một nửa thế giới là phụ nữ, vì vậy họ nên được trao quyền lực cũng như có những cơ hội công bằng. AP dẫn lời ông Ban: "Có nhiều phụ nữ nổi bật và ưu tú đang lãnh đạo chính phủ các quốc gia, các tổ chức, thậm chí là các cộng đồng kinh tế, chính trị, văn hóa và mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta. Không có lý do gì lại không thể có họ ở Liên Hiệp Quốc. Những nữ lãnh đạo ưu tú có thể thực sự thay đổi thế giới và tích cực gắn kết với lãnh đạo các quốc gia".
Ông Ban Ki-moon muốn người kế nhiệm mình là nữReuters
Ông Ban Ki-moon không đề cập cụ thể đến bất cứ cái tên nào trong số các ứng cử viên. AP cho biết hiện có 11 ứng cử viên cho chiếc ghế Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc gồm 6 nam và 5 nữ. Ông Ban cũng cho rằng điều quan trọng nhất đối với một Tổng thư ký không phải là nam hay nữ mà là chất lượng. Theo ông Ban, Tổng thư ký cần có tầm nhìn rõ ràng về thế giới trong tương lai, đồng thời phải có sự chính trực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy hòa bình, phát triển cũng như quyền con người. Ngoài ra người kế nhiệm ông cũng cần có khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn thông qua đối thoại.
Ngoại trưởng Argentina, bà Susana Malcorra là một trong 5 nữ ứng viên hiện tại cho chiếc ghế Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Reuters
Đại hội đồng năm nay lần đầu tiên tổ chức phiên điều trần công khai dành cho các ứng cử viên đang mong muốn kế nhiệm ông Ban. Hội đồng Bảo an cũng đã tổ chức hai cuộc bỏ phiếu kín và cả hai lần cựu thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres đều dẫn đầu. Nữ ứng cử viên Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO xếp thứ 3 trong lần bỏ phiếu đầu tiên và xuống thứ 5 trong lần bỏ phiếu thứ 2. Trong khi đó, Ngoại trưởng Argentina, bà Susana Malcorra xếp ở vị trí thứ 3 trong lần bỏ phiếu thứ 2.
Ba nữ ứng cử viên còn lại gồm bà Helen Clark cựu thủ tướng New Zealand, hiện lãnh đạo Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP); bà Christiana Figueres, nhà ngoại giao kỳ cựu của Costa Rica và bà Natalia Gherman, cựu ngoại trưởng Moldova.
Theo dự kiến, Hội đồng Bảo an sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu kín nữa vào ngày 29.8 và tiếp tục các cuộc lấy ý kiến thành viên hội đồng vào tháng 9. Ông Ban Ki-moon sẽ kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 của mình vào ngày 31.12.2016.
Theo Thanh Niên
Quan chức số hai Triều Tiên đến Brazil dự khai mạc Olympic Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên hôm qua đến thành phố Rio de Janeiro, Brazil, dự khai mạc thế vận hội Olympic. Ông Choe tại sân bay ở Rio de Janeiro. Ảnh: Yonhap Theo Yonhap, ông Choe Ryong-hae, người được coi là quan chức số hai của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, sáng qua tới sân bay quốc tế...