Tổng thống Philippines dọa tuyên bố chiến tranh với Canada vì rác thải
Quan hệ ngoại giao giữa Canada và Philippines hiện đang lâm vào tình trạng xấu chưa từng thấy do vấn đề rác thải. Hôm 23.4, Tổng thống R.Duterte đã kịch liệt lên án Canada, đe dọa ông sẽ cho chở rác về đổ ở lãnh thổ Canada, nơi những container rác thải này xuất phát, thậm chí cho biết có thể “tuyên bố chiến tranh với Canada”.
Tổng thống Philippines đe dọa sẽ tuyên chiến với Canada nếu nước này không thu hồi rác thải trở về nước họ.
Trang tin Người quan sát của Trung Quốc cho biết, trong thời gian từ năm 2013 đến 2014, Canada đã cho tàu biển chở một số lượng lớn rác thải tới Philippines. Tuy Philippines đã nhiều lần phản kháng qua con đường ngoại giao, nhưng cho đến nay Canada vẫn chưa đưa ra được bất cứ phương án giải quyết thỏa đáng nào.
Đài BBC hôm 24.4 đưa tin, Tổng thống Duterte đã giận dữ chỉ trích Canada không kịp thời đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề rác thải. Hôm 23.4, trong một dịp phát biểu, ông Duterte đã đe dọa Canada cần phải chở rác của họ về nước: “Tôi sẽ chuẩn bị một con tàu chở rác cho Canada. Tốt nhất là họ hãy chở rác của mình về, nếu không tôi sẽ phái tàu chở rác đem đi đổ ở lãnh thổ họ”.
Rác thải của Canada đội lốt nhựa phế liệu được chở đến vứt ở cảng của Philippines.
Ông Duterte còn nói, vấn đề rác đã biến đất nước Philippines của ông trở thành bãi rác. “Tôi không biết vì sao họ họ lại biến đất nước chúng ta thành bãi rác. Tôi đề nghị Canada hãy chuẩn bị một khu đất trống, rác của các người sẽ quay về, nếu muốn thì các vị có thể xơi chúng!”.
Theo thống kê của hãng tin ABS-CBN của Philippines thì từ 2013 đến 2014 đã có tới 103 container chứa rác được tàu biển chở từ Canada sang thủ đô Manila. Chúng bao gồm rác thải gia dụng, chai nhựa, túi ni lông, giấy báo cũ và bỉm người lớn đã sử dụng. Cho đến nay có khoảng 26 thùng container rác đã được chôn ở bãi rác Tarlac. ABS-CBN nói những thùng container rác đó bị phân loại nhầm thành nhựa phế liệu.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hồi năm 2017 đã đến thăm thủ đô Manila và tham dự Hội nghị cấp cao tổ chức ASEAN. Khi đó, ông tuyên bố Canada đang xem xét phương án giải quyết. Ông nói: “Tôi và Tổng thống Duterte đã thảo luận vấn đề rác. Đó là vấn đề gây phiền hà chúng tôi trong thời gian dài. Tôi rất vui mừng cam kết với tất cả mọi người: Canada đang rất nỗ lực, dốc mọi sức lực để tìm ra phương án giải quyết vấn đề này. Về mặt lý thuyết, Canada có thể chở chúng về”.
Video đang HOT
Người dân Philippines biểu tình đòi Canada chở rác trở về.
Một năm sau đó, hai nước đã thành lập một nhóm công tác chung để giải quyết vấn đề, nhưng sau 6 tháng chả có cái gì được giải quyết. Rõ ràng, Philippines liên tục yêu cầu Canada chở rác về, còn Canada cứ lần lữa không hành động nên mới khiến ông Duterte nổi giận như thế.
ABS-CBN chỉ rõ, vấn đề rác thải trì hoãn mãi không được giải quyết có một phần nguyên nhân là người Canada không muốn nhận lại. Năm 2018, Canada đã thành công trong việc đưa 6.500 tấn rác ở đảo Mindanao chở trở về Hàn Quốc. Nhưng 103 thùng container rác của Canada vẫn chưa được giải quyết. Các chuyên gia cho rằng, Canada không muốn chịu trách nhiệm về những container rác được vận chuyển phi pháp tới Manila; điều duy nhất Philippines có thể làm là: tích cực thương lượng với Canada.
Canada và Philippines đều đã ký kết “ Công ước Basel về khống chế việc di chuyển qua biên giới các chất phế thải độc hại và xử lý chúng”. Công ước này quy định, nếu nước nhận rác không muốn tiếp nhận những thứ rác thải này thì nước xuất khẩu rác phải chở về nước toàn bộ chúng. Tuy nhiên, các quan chức Canada trả lời, cho rằng những con tàu chở rác đó không vi phạm Công ước Basel vì trên tàu không có chất phế thải nguy hiểm.
Năm 2017, khi tới thăm Philippines, ông Justin Trudeau đã cam kết chở rác về nhưng chưa thực hiện
Thủ tướng Canada Justin Trudeau từng nhiều lần giải thích nguyên nhân pháp luật khiến Canada không thể thu lại số rác thải đó. “Trở ngại đầu tiên là pháp luật, pháp quy. Nó cản trở chúng tôi nhận lại rác, dù nó được chở đi từ nước chúng tôi; có điều hiện nay hạn chế đó đã được cởi bỏ”. Nhưng ông Justin Trudeau nhấn mạnh, những lô hàng này do tư nhân giao dịch, chính phủ Canada không có vai trò gì trong chuyện này.
Năm 2016, một tòa án ở Manila từng yêu cầu các hãng nhập khẩu rác phải chở số rác thải này về lại lãnh thổ Canada; nhưng 3 năm đã trôi qua, những thùng container chứa rác này vẫn đang thối rữa ra tại các cầu cảng của Philippines.
Lần này, trước sự giận dữ của ông Duterte, người phát ngôn Bộ Môi trường Canada đã lên tiếng cho biết, Canada đang điều tra vấn đề này, “Chính phủ Canada kiên quyết dốc sức hợp tác với chính phủ Philippines để giải quyết vấn đề. Được biết tòa án đã ra lệnh cho hãng xuất khẩu phải chở những container rác đó trở về Canada”.
Theo đài CBC của Canada thì các hành vi vi phạm Công ước Basel của Canada bao gồm: không mô tả chính xác những thứ rác thải trong thùng, không thu hồi chúng về trong vòng 30 ngày sau khi nhận được cảnh báo nguy hiểm và có ý đồ bắt Philippines phải gánh chịu trách nhiệm xử lý những phế liệu đó.
Những container rác cúa Canada vứt lăn lóc, đang dần phân hủy tại các bến cảng Philippines
Bà Catherine, người sáng lập trang web Rightoncanada.ca nói về vấn đề môi trường của Canada phê phán chính phủ đã không đếm xỉa đến thực thế vi phạm công ước đó khiến người ta khó tin. “Tôi nghĩ có một số người biết rõ họ đã chà đạp pháp luật và trông chờ thoát khỏi bị trừng phạt”.
Cho đến nay, ông Justin Trudeau vẫn chưa lên tiếng trả lời ông Duterte, nhưng phát biểu của ông Duterte đã gây bàn tán sôi nổi trong dư luận Canada. Có người phê phán Thủ tướng Justin Trudeau không biết quan hệ với các nước. Có người chất vấn:”Lẽ nào bây giờ Canada đã suy yếu đến mức bị một quốc gia Thế giới thứ Ba đe dọa?”. Cũng có người cho rằng, Philippines đã không biết lượng sức mình khi lên tiếng dọa dẫm Canada.
Theo VietTimes
Canada: Chính phủ của ông Trudeau lún sâu vào khủng hoảng
Một bộ trưởng cao cấp thứ hai đã từ chức và rời khỏi nội các của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, trong bối cảnh vụ bê bối tham nhũng đang đe dọa gây bất ổn cho chính phủ của ông trước cuộc bầu cử quốc gia năm nay.
Ông Trudeau đứng trước nhiều thử thách chính trị ngay trước thềm bầu cử
Mất niềm tin
Jane Philpott, người đã nắm giữ một số danh mục đầu tư trong nội các của ông Trudeau trước khi trở thành Chủ tịch Hội đồng ngân khố, đã tuyên bố rời khỏi vị trí của mình.
Trong một tuyên bố trên Tweetter, bà cho biết đã mất niềm tin vào chính phủ trong việc xử lý cuộc điều tra về các cáo buộc cho rằng các quan chức liên quan đến ông Trudeau đã gây áp lực cho một cựu bộ trưởng để giúp Công ty SNC-Lavalin khỏi bị truy tố hình sự.
"Các nguyên tắc nghiêm trọng đang bị đe dọa là sự độc lập và toàn vẹn của hệ thống tư pháp của chúng tôi.... Đáng buồn thay, tôi đã mất niềm tin vào cách chính phủ giải quyết vấn đề này, cũng như cách họ phản ứng với các vấn đề được nêu ra", bà viết trong đơn xin thôi việc. "Có thể phải trả giá để hành động theo nguyên tắc của một người, nhưng còn phải trả giá lớn hơn để từ bỏ chúng".
Với đơn từ chức của mình, bà đã gia nhập vào danh sách những nhân sự cao cấp của chính phủ ông Trudeau từ chức, trong đó có Jody Wilson-Raybould, cựu Bộ trưởng Tư pháp kiêm Tổng chưởng lý và Gerald Butts, cựu trợ lý hàng đầu của ông Trudeau.
Bà Wilson-Raybould đã làm dấy lên những tranh luận nảy lửa xung quanh chính phủ của ông Trudeau, với cáo buộc khi bà tường trình với Ủy ban Tư pháp Hạ viện hồi tháng 2 rằng đã phải đối mặt với "các mối đe dọa che giấu" và áp lực "duy trì" từ các quan chức chính phủ để can thiệp vào một vụ tham nhũng và lừa đảo liên quan đến SNC-Lavalin - một trong các công ty xây dựng và kỹ thuật lớn nhất thế giới.
Bộ trưởng nội các thứ hai từ chức
Ông Trudeau đã cảm ơn cựu Thư ký nội các của mình vì sự phục vụ của bà và nói rằng vụ bê bối ngày càng gia tăng đã mở ra một cánh cửa quan trọng đối với các thể chế chính trị của đất nước. "Trong một nền dân chủ như của chúng ta và trong một không gian mà chúng ta đánh giá cao sự đa dạng một cách rất mạnh mẽ, mọi người đều được phép có những bất đồng và tranh luận. Chúng ta thậm chí còn khuyến khích điều đó", ông phát biểu trước công chúng tại cuộc tuần hành Hành động chống biến đổi khí hậu ở Toronto. "Vấn đề này đã tạo ra một cuộc thảo luận quan trọng: Làm thế nào các tổ chức dân chủ, cụ thể là các bộ cùng các nhân viên và quan chức hỗ trợ nó, có thể tự chỉ đạo. Điều này rất quan trọng và cốt lõi đối với tất cả các nguyên tắc của chúng tôi".
Vụ bê bối đang đe dọa nhấn chìm đảng Tự do của ông Trudeau trước cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trước tháng 10 năm nay. Lãnh đạo đảng Bảo thủ đối lập, Andrew Scheer, nói rằng việc từ chức của của Philpott "thể hiện rõ ràng sự hỗn loạn của một chính phủ hoàn toàn do một thủ tướng thất sủng lãnh đạo" và kêu gọi các bộ trưởng nội các khác từ chức, hoặc yêu cầu ông Trudeau từ chức. "Đây có phải là những gì bạn mong muốn nền chính trị mang lại?" - ông đặt câu hỏi trong một cuộc họp báo. "Nếu không, đã đến lúc họ đứng lên và được lắng nghe, giống như Jane Philpott đã làm".
Lãnh đạo NPD Jagmeet Singh cũng tận dụng động thái của Philpott và viết trên Tweetter rằng việc từ chức của bà "nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tra công khai (về vụ bê bối SNC-Lavalin) hơn bao giờ hết" và "đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về sự can thiệp của Thủ tướng Trudeau". Đảng của ông Trudeau cũng kêu gọi ông tuyên thệ và làm chứng về vụ bê bối SNC-Lavalin.
Áp lực từ nước ngoài
Cuộc tranh cãi diễn ra vào thời điểm không thuận lợi cho ông Trudeau, đúng vào giai đoạn ông đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngoại giao toàn diện với Trung Quốc sau vụ bắt giữ Giám đốc điều hành Huawei, bà Mạnh Vãn Châu. Bà Mạnh là Giám đốc Tài chính của Công ty Công nghệ Trung Quốc và là con gái của người sáng lập, ông Nhậm Chính Phi.
Theo yêu cầu của Mỹ, Canada đã bắt giữ người phụ nữ này vào ngày 1/12/2018. Bà Mạnh phải đối mặt với khả năng dẫn độ về Mỹ đối với các cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Bắc Kinh cho rằng, việc bắt giữ bà Mạnh là một hành vi có mục tiêu chính trị và yêu cầu trả tự do cho bà Mạnh ngay lập tức. Ngay sau khi bà Mạnh bị bắt ở Canada, hai người Canada ở Trung Quốc cũng đã bị giam giữ và hiện đang phải đối mặt với cáo buộc gián điệp nghiêm trọng. Một người đàn ông Canada khác, bị cầm tù về tội ma túy, đã nhanh chóng bị kiểm tra chất gây nghiện lại vào tháng 1 vừa qua và bị kết án tử hình.
Kiều Trinh (TH)
Theo giaoducthoidai
Thủ tướng Canada bác bỏ cáo buộc can thiệp chính trị trong vụ bê bối SNC-Lavalin Theo phóng viên TTXVN tại Canada, tại cuộc họp báo ở thủ đô Ottawa ngày 7/3, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã thừa nhận để xảy ra sai sót trong việc xử lý cuộc khủng hoảng chính trị hiện tại liên quan tới cáo buộc chính phủ can thiệp vào tiến trình truy tố Tập đoàn xây dựng SNC-Lavalin, song khẳng định không...