Tổng thống Philippines: đã nhẫn nại hết mức với TQ về biển Đông
“Nếu có ai đó vào sân nhà bạn và nói với bạn rằng đó là sân của anh ta, bạn sẽ đồng ý sao?”
Phóng viên tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc tại Manila ngày 23/7 đưa tin, trong bài phát biểu trước Quốc hội Philippines ngày hôm qua 23/7, Tổng thống Aquino đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc không được tiếp tục xâm phạm lãnh thổ Philippines, đối với vấn đề xử lý tranh chấp, Manila đã nhân nhượng Bắc Kinh hết mức có thể.
Tổng thống Philippines Aquino trong bài diễn văn phát biểu trước Quốc hội Philippines ngày 23/7
Mặc dù Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn và tìm mọi cách kiểm soát các nguồn tài nguyên phong phú trên biển Đông, Tổng thống Philippines cho hay nước này sẽ tiếp tục theo đuổi và bảo vệ chủ quyền lãnh hải đến cùng trước âm mưu Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông.
Trước đó, Chủ tịch Thượng viện Philippines ông Juan Ponce Enrile lên tiếng kêu gọi Tổng thống Aquino không nên đưa vấn đề biển Đông vào trong bài phát biểu của mình vì đó là “một vấn đề an ninh phức tạp”, thay vào đó ông nên để cho Bộ Ngoại giao nước này xử lý vấn đề với Trung Quốc.
Ông Aquino đã bác bỏ điều này, đồng thời đặt ngược vấn đề: “Nếu có ai đó vào sân nhà bạn và nói với bạn rằng đó là sân của anh ta, bạn sẽ đồng ý sao?”, đồng thời ông khẳng định, “Tôi không nghĩ rằng có gì quá nhiều khi yêu cầu chủ quyền của chúng ta được tôn trọng, cũng như chúng ta tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác trên thế giới.”
Video đang HOT
Tàu Cảnh sát biển Philippines được rút khỏi bãi cạn Scarborough sau 2 tháng căng thẳng liên tục kéo dài, động thái được đánh giá là hết sức thiện chí từ phía Philippines
Manial đã thể hiện rất rõ thiện chí của mình thông qua việc rút tàu Cảnh sát biển khỏi bãi cạn Scarborough sau khi xảy ra căng thẳng với Trung Quốc kể từ 10/4 vừa qua.
Đặc biệt, nhà nước và giới truyền thông Philippines đã giữ được bình tĩnh và không phản ứng đáp trả những lời chỉ trích (bịa đặt, hết sức phi lý và phi pháp) từ giới truyền thông nhà nước Trung Quốc về biển Đông.
Về việc giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, Tổng thống Aquino cho rằng, “Đây không phải là một tình huống đơn giản, và có thể không có một giải pháp đơn giản.” Ông kêu gọi chính phủ và người dân Philippines đoàn kết, nhất trí trong chính sách đấu tranh với Bắc Kinh.
Hiện tại, Manila đang hết sức nỗ lực trong việc nâng cao năng lực quốc phòng với kế hoạch tăng cường trang bị vũ khí, khí tài quân sự cho quân đội.
Một chiến hạm lớp Hamilton mua của Mỹ sẽ được bàn giao cho Manila trong cuối năm nay, hai trong số 3 máy bay C – 130 đang được bảo trì. Philippines dự kiến sẽ có 21 máy bay trực thăng UH-1H hoặc Huey, chiến đấu cơ, các thiết bị liên lạc… sẽ được biên chế cho quân đội trong nửa cuối năm nay.
Ngoài những nỗ lực tự thân, Philippines còn nhận được 30 triệu USD viện trợ quân sự từ Mỹ. Trong năm 2013 họ sẽ nhận thêm 2 trực thăng vũ trang hải quân, 10 trực thăng tấn công, 2 chiến đấu cơ để trang bị cho quân đội nước này.
Theo GDVN
Tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây
Các quốc gia trong khu vực Biển Đông đã có những tranh cãi về chủ quyền biển đảo từ rất lâu nhưng chưa bao giờ căng thẳng dâng cao như hiện nay.
Hãng tin BBC của Anh mới đây có bài viết phân tích về căng thẳng chủ quyền ở Biển Đông, trong đó nêu ra nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ xưa. Theo Công ước quốc tế về luật biển (ULCOS 1982), Việt Nam vẫn có đầy đủ căn cứ không thể chối cãi về chủ quyền với hai quần đảo này.
Hàng loạt động thái khác nhau của các quốc gia trong và ngoài khu vực gần đây đã dấy lên lo ngại về bùng phát căng thẳng khiến nơi đây trở thành một điểm nóng với hậu quả ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Những gì đang là mục tiêu tranh chấp?
Đó là lãnh thổ và chủ quyền của một số vùng biển và các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là 2 quần đảo được tuyên bố chủ quyền của một số quốc gia về toàn bộ hay một vài đảo riêng lẻ.
Ngoài các hòn đảo lớn thì hàng chục bãi đá, đảo san hô, bãi cát không có người ở như Scarborough Shoal cũng là mục tiêu tranh chấp trong khu vực.
Các bên đã tuyên bố những gì?
Trung Quốc khăng khăng cho rằng phần lớn lãnh thổ trên Biển Đông, khu vực trải dài hàng trăm km về phía Nam đảo Hải Nam là của họ. Bắc Kinh nói họ có chủ quyền ở vùng biển này từ 2.000 năm trước và đây là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc.
Năm 1947, Trung Quốc bắt đầu ban hành một bản đồ chi tiết, trong đó chỉ rõ các khu vực mà họ cho là của mình ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Việt Nam đã phản đối kịch liệt tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định rằng Trung Quốc chưa từng tuyên bố chủ quyền vùng biển này cho đến những năm 1940. Việt Nam cho biết cả 2 quần đảo này hoàn toàn thuộc phạm vi lãnh thổ của mình.
Không dừng lại ở lời nói, Việt Nam còn đưa ra được những tài liệu chứng minh chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỉ 17.
Bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do người Hà Lan vẽ năm 1754
Ngoài ra, Philippines cũng tham gia vào tranh chấp Biển Đông với tuyên bố chủ quyền một số hòn đảo, bãi đá gần với Trường Sa.
Gần đây, bãi đá Scarborough - Hoàng Nham đang là nơi mà cả Philipines lẫn Trung Quốc đều tuyên bố là của mình. Trong đó khoảng cách từ Scarborough đến đảo chính của Philippines chỉ có 160km nhưng đến địa phận gần nhất của Trung Quốc thì những 800km.
Còn 2 quốc gia khác là Malaysia và Brunei cũng đã từng có ý kiến về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Tuy nhiên, sau khi Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển ra đời năm 1982, Brunei đã không có tuyên bố nào thêm về các hòn đảo trên Biển Đông nhưng Malaysia vẫn yêu cầu chủ quyền về một số hòn đảo nhỏ quanh quần đảo Trường Sa.
Tại sao đây là điều được nhiều nước quan tâm?
Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo rất giàu tài nguyên thiên nhiên trong khu vực lân cận của chúng. Hiện đã có một số các cuộc thăm dò chi tiết cho thấy trữ lượng khoáng sản khổng lồ của khu vực biển này.
Các quan chức Trung Quốc rất lạc quan về trữ lượng tài nguyên ở khu vực này. Theo Cục quản lí thông tin năng lượng Mỹ - Energy Information Administration (EIA), Trung Quốc ước tính vùng biển này có thể khai thác được 213 tỉ thùng dầu, gấp 10 lần so với tính toán của các nhà khoa học Mỹ là 28 tỉ thùng.
Một chuyến câu cá đêm ở đảo Đá Tây, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam
Cũng theo EIA, tài nguyên đáng giá nhất của vùng biển này chính là khí đốt tự nhiên chứ không phải dầu thô. Ước tính của EIA cho biết, ở đây có trữ lượng khí đốt vào khoảng 25.000 tỉ mét khối khí, tương đương với trữ lượng đã được kiểm chứng của Qatar.
Ngoài các tài nguyên thiên nhiên quý giá đó, khu vực này cũng nằm trên tuyến đường biển quan trong của Châu Á và là ngư trường đánh bắt cá là kế sinh nhai của hàng ngàn ngư dân.
Tranh chấp đã gây ra những rắc rối gì?
Vấn đề nghiêm trọng nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bùng lên trọng hơn vài thập niên gần đây. Từ năm 1974, Trung Quốc đã chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và sát hại hơn 70 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1988, hai bên lại tiếp tục xảy ra đụng độ tại Trường Sa và Trung Quốc đã nhẫn tâm giết khoảng 60 thủy thủ Việt Nam.
Ngoài ra, một quốc gia khác là Philippines cũng đã tham gia vào một số cuộc giao tranh nhỏ với Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia.
Cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 bị tàu Trung Quốc phá hoại
Các căng thẳng gần đây nhất bổ ra sau khu Trung Quốc ngang nhiên thể hiện thái độ của mình. Các quan chức Bắc Kinh đã đưa ra một số báo cáo với ngôn từ mạnh mẽ trong đó có cả việc cấm các nước khác thăm dò khoáng sản trong khu vực tranh chấp.
Theo VTC
"Philippines có lý về chủ quyền bãi cạn Scarborough" Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng số ra ngày 19/7, giới chuyên gia luật pháp nói rằng một vụ kiện trước đây của Philippines đã tăng cường củng cố cho tuyên bố chủ quyền của nước này đối với bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, hiện đang xảy ra tranh chấp giữa Manila với Bắc Kinh. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Một...