Tổng thống Philippines cho biết nhầm về “khối bê tông” trên Scarborough
Tổng thống Philippines Aquino hôm qua 23/10 đã bất ngờ rút lại lời tố cáo Trung Quốc đang xây dựng các khối bê tông ở bãi cạn tranh chấp Scarborough trên Biển Đông.
Phát biểu vào hôm qua, Tổng thống Aquino nhìn nhận việc tố cáo Trung Quốc đặt các khối bê tông trong khu vực bãi cạn Scarborough, mà Bắc Kinh đặt tên là Hoàng Nham, là một sai lầm vì các khối bê tông đó đã hiện diện trong vùng từ lâu nay. Theo ông Aquino thì không có lý do gì để Manilalo ngại. “Các khối bê tông đã có từ rất lâu và không phải là một phần của cấu trúc xây dựng nào”, Tổng thống Aquino khẳng định.
Vào đầu tháng 9/2013 Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin thông báo đã phát hiện ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc cùng với nhiều khối bê tông trong khu vực bãi cạn Scarborough và như vậy Bắc Kinh vi phạm bản Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông, được ký năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN, yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tránh chiếm đất ở Biển Đông. Khi đó Trung Quốc cũng phủ nhận cáo buộc và cho rằng Manila cố tình gây thêm căng thẳng ở Biển Đông.
Philippines cho rằng, bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 công nhận.
Một chuyên gia về Biển Đông thuộc học viện Đông Nam Á của Singapore Ian Storey nhận định : Manila đang thay đổi thái độ với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Video đang HOT
Tổng thống Phillippines hôm qua cho biết ông đã có cuộc gặp ngắn với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Brunei 2 tuần trước và đã thảo luận về tranh chấp lãnh thổ. “Chúng tôi vẫn giữ quan điểm của chúng tôi. Nhưng ít nhất chúng tôi đã nói chuyện”, ông cho hay.
Theo Dantri
Nhật buồn lòng vì Mỹ không muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc
Đầu tháng này, Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức hội nghị Hiệp định an ninh Nhật-Mỹ (còn gọi là hội nghị 2 2) dưới sự chủ trì của các bộ trưởng bộ ngoại giao và bộ trưởng bộ quốc phòng. Hội nghị đã ra một tuyên bố chung, thể hiện rõNhật Bản và Mỹ sẽ mở rộng phạm vi hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống khủng bố.
Đồng thời, tuyên bố chung của Hội nghị cũng đề cập đến phương châm liên hợp đối phó với các "điểm nóng" ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, đằng sau những tuyên bố chung thể hiện sự đồng thuận và nhất trí cao đó, còn có rất nhiều vấn đề nổi cộm.
Đầu tháng 9 vừa qua, trước khi hội nghị "2 2" chính thức khai mạc, một số quan chức trong chính phủ Nhật Bản đã ngao ngán thốt lên: "làm sao lại không thể động đến Trung Quốc?". Điều này xuất phát từ vấn đề, để soạn thảo tuyên bố chung, các quan chức có liên quan của cả 2 bên đều phải soạn thảo trước các văn kiện riêng của mình để đưa ra thương nghị trong quá trình thảo luận.
Trong khi các văn bản của Nhật đầy rẫy các ngôn từ: "Trung Quốc đang khiêu khích ở Senkaku", "Trung Quốc đang mở rộng chi tiêu quốc phòng"..., tóm lại là trong các văn kiện của Nhật thể hiện sự lo lắng về vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc thì ngược lại, trong các văn bản của phía Mỹ đưa ra tuyệt không nhắc đến bất cứ quốc gia nào trong số này.
Phía Mỹ giải thích vấn đề này như sau: "Trọng điểm của tuyên bố chung là triển vọng hợp tác đồng minh Nhật-Mỹ, không cần thiết phải đặt trọng tâm chú ý vào một quốc gia nào". Tuy nhiên, trước mối đe dọa ngày càng lớn từ phía Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Senkaku, Nhật Bản đã kiên quyết không từ bỏ lập trường của mình.
Biên đội tàu chiến Mỹ - Nhật hành trình trên biển trong khuôn khổ cuộc diễn tập "Tia chớp bình minh 2013" (Dawn Blitz 2013)
Cuối cùng, sau nhiều phiên thảo luận và tranh cãi, 2 bên đã đưa ra một phương án thỏa hiệp là trong tuyên bố chung có đề cập đến vấn đề Trung Quốc nhưng không nêu các vấn đề liên quan đến Senkaku, còn trong cuộc họp báo chung, 2 bên phải đề cập đến vấn đề Senkaku để thuận tiện cho việc kiềm chế Trung Quốc sau này.
Nhưng thực tế không diễn ra suôn sẻ như vậy, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khi đề cập đến vấn đề Senkaku đã căn cứ theo đúng kịch bản đã chuẩn bị trước để tuyên bố, không cho phép bất cứ hành động khiêu khích nào tại Senkaku và xác nhận điều này phù hợp với các nguyên tắc được quy định trong "Hiệp định an ninh Nhật-Mỹ". Tuy nhiên, sự việc lại bất ngờ đảo ngược 360 độ theo cách không ai ngờ tới.
Sau đó, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã trả lời phỏng vấn không tuân thủ theo kịch bản trên mà phát biểu "ngẫu hứng". Ông Kerry nói: "Để giải quyết những vấn đề quan trọng cần phải xây dựng mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, các bên đương sự cần tránh những hành động khiêu khích, cần phải thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại để giải quyết vấn đề". Từ những lời nói của ông Kerry, không khó để nhận thấy là Mỹ đang muốn tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bắt tay bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và bộ trưởng ngoại giao Fumio Kishida tại cuộc họp 2 2 ở Tokyo ngày 3/10
Dường như Tokyo mong muốn lợi dụng mối quan hệ đồng minh với Washington để ngăn chặn Bắc Kinh nhưng Hoa Kỳ chỉ muốn tăng cường kiềm chế mà lại tránh "chọc giận" Trung Quốc, đây chính là khác biệt lớn trong quan điểm của 2 nước về vấn đề giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc. Tuy nhiên đây cũng không phải là một chủ đề mới, vấn đề là "giới hạn đỏ" của nó nằm ở đâu, đến bao giờ Mỹ mới có những hành động quyết liệt hơn đối với Trung Quốc?
Thái độ lừng chừng, thậm chí có phần "nhũn nhặn" của Mỹ được biết thành một "tuyệt chiêu"dưới thời Tổng thống Obama. Nó đã làm cho một số đồng minh của Mỹ có phần chán nản và bắt đầu chuyển sang tìm kiếm những mối quan hệ đồng minh mới, đồng thời họ cũng phải dốc sức phát triển vũ khí, trang bị để tự cứu mình. Phải chăng Mỹ đang đứng trước một viễn cảnh ảm đạm, tự làm mình sa chân vào chủ nghĩa tự cô lập?
Mỹ đã sa lầy trong 2 cuộc chiến không lối thoát là Iraq và Afghanistan đến nỗi sức cùng lực kiệt, hiện nay họ còn phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Nếu Mỹ vì những nguyên nhân đó mà co hẹp phạm vi hoạt động về bắc Mỹ, cục diện ổn định ở châu Á chắc chắn sẽ trở nên bất ổn. Có thể nói, làm thế nào để ngăn chặn viễn cảnh này xuất hiện sẽ là một "khảo nghiệm thực tế" khắc nghiệt đối với Nhật Bản và chỉ có họ mới tự giải quyết được khúc mắc của mình.
Theo ANTĐ
Tổng thống Philippines đổ lỗi cho người tiền nhiệm Tổng thống Benigno Aquino III hôm 15.10 đổ lỗi cho người tiền nhiệm Gloria Macapagal-Arroyo đã khiến niềm tin của dân chúng vào ông bị giảm sút. Tổng thống Aquino cho rằng chính người tiền nhiệm Gloria Macapagal-Arroyo (trái) khiến ông bị giảm sút tín nhiệm trong công chúng - Ảnh: AFP, DPA Báo Philippine Daily Inquirer ngày 16.10 trích lời ông Aquino...