Tổng thống Philippines bác dự luật yêu cầu người dùng mạng xã hội đăng ký tên thật
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bác bỏ một dự luật yêu cầu người dùng mạng xã hội phải đăng ký tên thật và số điện thoại, với lý do lo ngại luật này xâm phạm quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
Philippines là một trong những quốc gia có số người sử dụng mạng xã hội đông nhất thế giới. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, dự luật được thiết kế nhằm ngăn chặn tin tức giả mạo, tin nhắn lừa đảo, hành vi bắt nạt trên mạng và các vụ đánh bom của phiến quân miền Nam. Dự luật này còn yêu cầu người dùng điện thoại di động phải cung cấp chi tiết thông tin cá nhân khi mua SIM.
Hồi tháng 2, hai viện quốc hội đã thông qua dự luật này. Tuy nhiên, giới chỉ trích lại cho rằng dự luật là một hình thức giám sát của nhà nước.
Trong một phát biểu ngày 15/4, người phát ngôn của Tổng thống ông Martin Andanar cho biết mặc dù ủng hộ các nỗ lực để đối phó với tội phạm mạng, Tổng thống Duterte vẫn bác yêu cầu người dùng mạng xã hội đăng ký thông tin cá nhân thực.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo kêu gọi cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về các điều khoản, nêu lý do lo ngại luật mới có thể dẫn đến việc nhà nước giám sát, từ đó xâm phạm nhiều quyền được bảo vệ theo hiến pháp như quyền riêng tư cá nhân và tự do ngôn luận.
Philippines là một trong những quốc gia có số người sử dụng mạng xã hội đông nhất thế giới đồng thời là nơi tình trạng tin giả, tin thất thiệt diễn ra tràn lan.
Hoan nghênh quyết định phủ quyết của Tổng thống, ông Renato Reyes, Tổng Thư ký liên minh cánh tả Bayan, cho rằng yêu cầu người dùng mạng xã hội và mua SIM đăng ký thông tin cá nhân sẽ chỉ làm cho người dùng hạn chế hoạt động cũng như không ngăn chặn được các hành vi phạm tội.
Ông Reyes chỉ ra: “Chúng ta nên bắt đầu với yêu cầu chính quyền ngừng vũ khí hóa mạng xã hội và tấn công mọi người trên mạng”.
Quyết định này của Tổng thống Duterte được đưa ra trong bối cảnh làn sóng tin giả và tin thất thiệt tràn lan trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok và Twitter trước ngày Philippines tổ chức tổng tuyển cử 9/5.
Hiện nhiều người dùng điện thoại di động ở Philippines sử dụng thẻ SIM trả trước có thể mua sẵn tại các cửa hàng dịch vụ mà không cần cung cấp tên và địa chỉ cho nhà cung cấp.
Các tay súng chống chính phủ hoạt động ở miền Nam Philippines cũng được cho là thường xuyên sử dụng điện thoại di động để kích nổ từ xa các thiết bị gây nổ và gây khó khăn cho cảnh sát trong quá trình theo dõi thủ phạm.
Luật đề xuất vẫn có thể trở thành luật chính thức nếu mỗi viện tập hợp được 2/3 phiếu nhất trí. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra trước khi Philippines tiến hành bầu cử.
Philippines dừng phát hành bản tin COVID-19 hàng ngày
Philippines sẽ dừng cập nhật số ca mắc và tử vong do COVID-19 hàng ngày trên truyền thông đại chúng, nhằm hướng đến việc xem đại dịch này là bệnh đặc hữu.
Người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Quezon, Philippines. Ảnh: EPA-EFE
Sự thay đổi trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này vừa ghi nhận trường hợp thứ tư nhiễm biến thể Omicron, cũng như việc giới chức y tế cảnh báo về một làn sóng lây nhiễm mới.
Theo tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Y tế Maria Rosario Vergeire ngày 27/12, tất cả thông tin về số ca mắc, ca tử vong và tỷ lệ bệnh nhân nằm viện vẫn sẽ được cập nhật hàng ngày trên website của Bộ Y tế Philippines. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2022, các số liệu này sẽ không còn được phát mới mỗi ngày trên truyền thông và mạng xã hội.
Philippines đã cùng với Singapore và nhiều quốc gia khác ở châu Âu chuyển hướng tập trung vào số liệu người phải nhập viện điều trị hơn hơn là tổng số ca mắc, trong bối cảnh họ đang xem COVID-19 là đặc hữu.
Trên khắp châu Âu, các chính phủ đều tin rằng virus SARS-CoV-2 không thể bị tiêu diệt bằng vaccine hay phong tỏa, nên người dân phải học cách chung sống nó, có thể trong nhiều năm tới.
Trong khi Philppines vẫn là ổ dịch lớn thứ hai tại Đông Nam Á sau Indonesia, Manila đã có thể khống chế số ca mắc mới hàng ngày dưới 500 người trong vài tuần gần đây.
COVID-19 tại ASEAN hết 27/12: Lào tiếp tục hạ nhiệt; Indonesia và Singapore triển khai mạnh biện pháp phòng Omicron Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 22.026 ca mắc mới COVID-19 và 248 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện nay vượt 14.722.772 trường hợp và 303.113 ca tử vong. Người dân thích thú ngắm nhìn khu vực trang...