Tổng thống Pháp từ chối quà tặng từ Quốc vương Qatar
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từ chối nhận quà tặng từ Quốc vương Qatar gửi đến Đại sứ quán Pháp tại Doha sau chuyến thăm Qatar năm ngoái.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani. Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Pháp đã ra lệnh cho Đại sứ nước này tại Qatar trả lại quà cho Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani. Tờ Le Figaro của Pháp tiết lộ hôm 23/12 rằng món quà là “một sự đánh giá cao và sự hài lòng từ Quốc vương Qatar sau chuyến thăm của Tổng thống Pháp đã ký hợp đồng trị giá 11 tỷ euro”. Tuy nhiên, Tổng thống Macron từ chối nhận món quà này. Tờ báo đã không tiết lộ giá trị của món quà này.
Năm 2017, Tổng thống Macron có chuyến thăm chính thức kéo dài một ngày tới Qatar và rất ngạc nhiên trước buổi lễ đón chính thức của hoàng gia.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Pháp và Qatar đã ký nhiều hợp đồng lớn, trong đó đáng chú ý là việc Qatar mua 12 máy bay Rafale, 50 máy bay Airbus A321 và các hợp đồng quản lý tàu điện ngầm, xe điện ở Doha. Qatar là thị trường rất quan trọng đối với Pháp với xuất khẩu vượt 1,3 tỷ euro trong năm 2017./.
Theo Ngọc Thạch/VOV-Cairo
Khải Hoàn Môn tan hoang sau cuộc bạo động tồi tệ nhất 50 năm ở Pháp
Khải Hoàn Môn, công trình được coi là một trong những biểu tượng huyền thoại của thủ đô Paris, đã chìm trong khói lửa và đổ vỡ sau các cuộc bạo động tồi tệ nhất trong 5 thập niên qua tại Pháp.
Video đang HOT
Cuộc biểu tình "Áo vàng" ở Pháp đã biến thành bạo động hôm 1/12. Ban đầu, lực lượng này tập trung ở khu vực đại lộ Champs-Élysées, tuy nhiên do khu vực này bị cảnh sát phong tỏa, nên họ đã chuyển hướng sang Khải Hoàn Môn. (Ảnh: Reuters)
Ước tính có tới 75.000 người trên khắp nước Pháp đã tham gia vào cuộc biểu tình lần này khiến thủ đô Paris và nhiều nơi khác bị tê liệt. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất trong 50 năm qua tại Pháp, được coi là phong trào tự phát nhằm phản đối chính sách tăng thuế và tăng giá xăng của chính quyền Tổng thống Pháp Emanuel Macron. (Ảnh: Reuters)
Khải Hoàn Môn vô tình đã trở thành "nạn nhân" của các vụ tấn công rộng khắp trên thủ đô Paris. Công trình huyền thoại được coi là biểu tượng, là "nhân chứng lịch sử" của nước Pháp, đã bị đám đông quá khích dùng sơn xịt, đập phá, chìm trong khói lửa hoang tàn. (Ảnh: Reuters)
Tại thủ đô Paris, người biểu tình quá khích châm lửa thiêu rụi xe hơi, ném bom khói về phía lực lượng an ninh, đập phá cơ sở hạ tầng, thậm chí là trộm cắp. (Ảnh: Reuters)
Bức tượng Marianne, biểu tượng của những giá trị tốt đẹp mà người Pháp hướng tới như tự do, bình đẳng và hữu nghị, cũng bị người biểu tình đập vỡ một bên mặt. (Ảnh: Voat)
Đường phố Paris tan hoang như bãi chiến trường sau bạo loạn (Ảnh: Reuters)
Tình hình "căng như dây đàn" thể hiện trong bức ảnh chụp từ trên nóc Khải Hoàn Môn. (Ảnh: Reuters)
Dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng sơn trên tường Khải Hoàn Môn với thông điệp kêu gọi ông Macron từ chức.
Không khí khá căng thẳng khi người biểu tình chất chướng ngại vật trước Khải Hoàn Môn châm lửa đốt, cũng như xịt bom khói. (Ảnh: Daily Read)
Trở về từ hội nghị Thượng đỉnh G20, Tổng thống Macron ngày 2/12 đã nhanh chóng tới thăm công trình. Ông chỉ trích những hành vi quá khích, bạo lực, trộm cắp làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. (Ảnh: Reuters)
Khải Hoàn Môn, công trình xây dựng từ thế kỷ 19, từng chứng kiến chiến thắng của nước Pháp, là nơi an nghỉ của nhiều người lính vô danh đã hy sinh trong 2 cuộc Thế chiến, nay trở thành "nạn nhân" của cuộc bạo động tồi tệ nhất trong nhiều thập niên. Giới quan sát cho rằng, việc tăng thuế xăng dầu chỉ như "giọt nước tràn ly" và những người biểu tình dường như đã có sự bất mãn nói chung với chính sách kinh tế trong thời gian qua. (Ảnh: Timeslive)
Công cuộc dọn dẹp Khải Hoàn Môn đã bắt đầu được thực hiện sau khi căng thẳng đã được xoa dịu và các dòng chữ bôi bẩn đã được xóa bỏ. Tuy nhiên, giới quan sát đánh giá rằng, biểu tình và bạo loạn có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào và thậm chí có thể có quy mô lớn hơn. (Ảnh: Reuters)
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Pháp cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp vì bạo loạn tồi tệ nhất 50 năm Sau khi hàng trăm người bị bắt và bị thương trong các cuộc biểu tình "Áo vàng" ngày 1/12, chính phủ Pháp đang cân nhắc tất cả các biện pháp ứng phó, trong đó có việc ban bố tình trạng khẩn cấp. Các cuộc biểu tình Áo vàng bắt đầu lan rộng ở Pháp, phản đối tăng giá xăng, tăng thuế. (Ảnh: Reuters)...