Tổng thống Pháp tới Ấn Độ “chào hàng” máy bay chiến đấu
Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm nay đã tới Ấn Độ trong chuyến công du châu Á đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi năm ngoái, với trọng tâm của các cuộc hội đàm là thương vụ bán máy bay chiến đấu Rafale trị giá 12 tỷ USD.
Tổng thống Pháp Hollande bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại New Delhi ngày 14/2.
Tháp tùng Tổng thống Pháp trong chuyến công du kéo dài 2 ngày là phái đoàn hùng hậu gồm 5 bộ trưởng, trong đó có Ngoại trưởng Laurent Fabius, Bộ trưởng quốc phòng Jean-Yves Le Drian và lãnh đạo hơn 60 công ty hàng đầu nước Pháp.
Chuyến công du nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ-Pháp được khởi sự 15 năm trước, một quan chức Pháp cho hay.
Đây là chuyến đi công du châu Á đầu tiên của ông Hollande kể từ khi nhậm chức hồi tháng 5 năm ngoái và giới chức Pháp cũng như Ấn Độ nói rằng chuyến đi cho thấy mong muốn của Pháp nhằm thúc đẩy quan hệ với nền kinh tế phát triển nhanh thứ 2 tại châu Á.
Video đang HOT
“Quan hệ của chúng ta đang phát triển nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực- kinh tế, công nghiệp, thương mại”, một quan chức Bộ ngoại giao Ấn Độ cho biết, nhưng thận trọng trước kỳ vọng về những tuyên bố đột phá trong chuyến thăm của ông Hollande.
Ông Hollande sẽ được trải thảm đỏ tiếp đón và sẽ chủ trì các cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và các quan chức cấp cao khác trước khi tới trung tâm tài chính Mumbai để gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp lớn nhất Ấn Độ.
Phái đoàn hùng hậu tháp tùng Tổng thống Hollande cũng phản ánh tham vọng của các công ty Pháp về cơ hội xuất khẩu tại thị trường rộng lớn của Ấn Độ.
Ông Hollande cũng sẽ vận động mạnh mẽ cho một thoả thuận mua bán vũ khí lớn, trong đó tập đoàn hàng không Dassault của Pháp hi vọng sẽ ký được hợp đồng bán 126 máy bay chiến đấu Rafale trị giá 12 tỷ USD cho Ấn Độ. Giám đốc điều hành Dassault, ông Eric Trappier, cũng nằm trong phái đoàn tháp tùng Tổng thống Hollande.
Máy bay chiến đấu Rafale. (Ảnh minh hoạ)
Hồi năm ngoái, Ấn Độ đã chọn công ty Pháp để đàm phán nhằm trang bị cho không quân nước này các chiến đấu cơ mới. Mặc dù New Delhi cho biết các cuộc đàm phán đang diễn biến tốt đẹp, nhưng nói thêm rằng hợp đồng sẽ không được ký kết trong chuyến đi của ông Hollande.
Paris phải đợi một chút trước khi sâm-panh được mở, Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid nói hồi tuần trước.
Trong một hành động “chào hàng” cho Dassault, các chiến đấu cơ Rafale đã được triển khai trong chiến dịch quân sự của Pháp tại Mali.
Một dự án lớn khác sẽ được thảo luận là hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân 9.000 MW tại bang Maharashtra của Ấn Độ.
Thoả thuận khung về nhà máy điện trị giá 9,3 tỷ USD đã được ký kết trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2010 của Tổng thống Pháp khi đó là Nicolas Sarkozy. Nhưng dự án đã vấp phải sự chỉ trích từ các nhà môi trường học và những lo ngại về độ an toàn của điện hạt nhân sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản.
Theo dantri
Xuất khẩu vũ khí Nga đang mở rộng vị thế
Tạp chí "Tin tức quốc phòng" của Mỹ vừa có bài phân tích, đánh giá năm 2012 là năm rất thành công với ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Ngày 25/01 vừa qua, người phát ngôn của Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga đã cho biết, năm 2012 Nga đã củng cố vững chắc vị trí thứ 2 trong ngành công nghiệp xuất khẩu vũ khí. Đây là năm kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga đã đạt mức kỷ lục từ trước đến nay là 11,4 tỷ uro, tương đương 15,2 tỷ USD.
Nga thu về một số tiền không nhỏ từ các hợp đồng bán máy bay
(trong ảnh là Su-35 giá 65 triệu USD/chiếc)
Trả lời phỏng vấn, ông F. Alexander, Cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga đã cho biết: kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga năm 2012 hoàn thành 111,8% kế hoạch đã định, đồng thời Nga đã mở rộng thêm được thị phần trước sự cạnh tranh quyết liệt của vũ khí xuất khẩu Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp...
Hiện ngành công nghiệp xuất khẩu vũ khí Nga đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Năm 2010, các hợp đồng bán vũ khí chỉ mang về cho 10,4 tỷ USD, sang năm 2011 con số này đã tăng lên 13,2 tỷ USD, đến năm nay là 15,2 tỷ USD. Như vậy, tính từ năm 2010 đến nay, kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga đã tăng trưởng tới 46%. Trong đó, đại bộ phận các hợp đồng lớn đều đến từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Mỗi chiếc tàu ngầm Kilo sẽ mang về cho Nga khoảng 350 triệu USD
Cục trưởng F. Alexander cho biết thêm, năm 2012, danh sách khách hàng mới của Nga đã được mở rộng thêm nhiều, trong đó có bao gồm cả các quốc gia châu Phi như:: Ghana, Oman và Tanzania. Từ trước đến nay, khu vực này là mảnh đất kiếm ăn màu mỡ của vũ khí Mỹ, là khách hàng truyền thống của Pháp và nằm trong mục tiêu bành trướng của vũ khí Trung Quốc.
Theo ANTD
Ông Abe tìm kiếm quan hệ an ninh với Ấn Độ, Úc Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tìm cách mở rộng quan hệ đối tác an ninh Nhật - Mỹ để bao gồm cả Ấn Độ và Úc, khi nước này đối mặt với cuộc tranh chấp lãnh thổ quyết liệt với Trung Quốc, theo tin tứctừ hãng tin AFP ngày 29.12. "Liên minh Nhật - Mỹ là hòn đá tảng", ông...