Tổng thống Pháp ‘quảng cáo’ khẩu trang
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gây chú ý khi đeo khẩu trang vải của hãng Chanteclair đồng màu với bộ suit và cà vạt của ông.
Macron đeo khẩu trang vải màu tím than, đồng màu với bộ suit và chiếc cà vạt của ông khi thăm một trường tiểu học ở phía tây Paris hôm 5/5. Trên góc khẩu trang còn gắn cờ Pháp với ba màu đỏ, trắng, xanh. Hành động của Tổng thống Pháp cho thấy việc đeo khẩu trang để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và thời trang không “đối chọi” nhau.
Macron tận dụng chuyến thăm trường học này để quảng bá cho mẫu khẩu trang được lên kế hoạch sử dụng rộng rãi trên các phương tiện giao thông công cộng và nhiều địa điểm ở Pháp, khi nước này sắp nới lỏng phong tỏa theo từng khu vực từ 11/5.
Macron cho hay chiếc khẩu trang do hãng dệt kim Chanteclair thiết kế, sản xuất tại Pháp và được bán lẻ với giá 5,34 USD, nhằm bảo vệ người dân giữa đại dịch Covid-19. Mẫu khẩu trang này đã được quân đội Pháp kiểm tra khả năng thở và hiệu quả trong việc lọc vi hạt, ông cho hay.
Tổng thống Pháp Macron đeo khẩu trang khi thăm một trường học ở Paris tuần này. Ảnh: Reuters.
Trong khi một số lãnh đạo trên thế giới hoài nghi về công dụng của khẩu trang, Macron từng nhiều lần đeo khẩu trang y tế khi xuất hiện tại các sự kiện công cộng.
Tại trường tiểu học nơi ông đến thăm, một em nhỏ hỏi “Ai đây nhỉ?” khi Tổng thống bước vào, Macron liền kéo chiếc mặt nạ vải để lộ khuôn mặt mình, sau đó lại kéo khẩu trang che mặt. Macron còn đùa rằng ông cần sử dụng nước khử trùng tay ngay vì ông vừa chạm vào mặt ngoài của khẩu trang.
Chính phủ Pháp trước đó lên kế hoạch đưa khẩu trang vải vào sử dụng thay thế cho khẩu trang y tế. Chiếc khẩu trang vải được ông Macron “quảng cáo” đã được bán tại các siêu thị Pháp tuần này và có thể được sử dụng rộng rãi bắt đầu từ 11/5.
Video đang HOT
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,8 triệu người nhiễm, hơn 265.000 người tử vong và gần 1,3 triệu người hồi phục. Pháp hiện là vùng dịch lớn thứ 6 thế giới với hơn 174.000 ca nhiễm, gần 26.000 ca tử vong.
Cuộc cách ly trong gia đình hai bác sĩ
Cặp vợ chồng bác sĩ Eunice và Pierre Chan phải tự cách ly, tránh lây bệnh Covid-19 cho con cái mình.
Vào bữa tối, khi ba con gái của Eunice quây quần quanh bàn ăn, cô tự lấy phần của mình và ngồi ăn trong phòng riêng. Nữ bác sĩ 44 tuổi chỉ tháo khẩu trang khi tắm gội và ăn uống.
"Tôi chẳng còn được ôm hôn chúng nữa. Điều này thực sự khó khăn đối với con gái út của tôi", cô nói.
Cô có lý do chính đáng để tlàm những điều này. Hong Kong đã ghi nhận hai ca tử vong và 68 trường hợp dương tính với Covid-19, căn bệnh gây ra bởi virus corona hoành hành suốt hai tháng trở lại đây.
Eunice và Pierre Chan tại nhà riêng. Ảnh: NY Times
Toàn bộ đặc khu như đang ở trên bờ vực. Các chuyên gia y tế kêu gọi người dân rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang ở nơi công cộng khiến nhu cầu tăng cao, người dân phải xếp hàng dài bên ngoài các hiệu thuốc.
Song, nỗi lo lắng của bác sĩ Eunice còn lớn hơn nhiều. Cô và chồng, bác sĩ Pierre Chan đều làm việc tại các bệnh viện. Anh Pierre là chuyên gia tiêu hóa ở một cơ sở y tế công lập. Chỉ trong tháng này, anh đã khám cho 5 bệnh nhân dương tính nCoV.
Dù luôn mặc đồ bảo hộ đầy đủ và không được bệnh viện yêu cầu cách ly, bác sĩ 43 tuổi đã ngủ trên sàn phòng làm việc suốt 14 ngày để tránh khả năng lây nhiễm cho con cái.
"Tôi không dám về nhà. Tôi thậm chí chẳng dám tới khách sạn. Bạn không thể biết trước được: nhỡ tôi chưa có triệu chứng thì sao. Nhỡ đâu virus còn bám trên quần áo của tôi. Dù thế nào, tôi cũng không muốn lây bệnh cho gia đình", bác sĩ Pierre cho biết.
Cả hai đeo khẩu trang cả khi ở nhà. Ảnh: NY Times
Vào năm 2003, khi đại dịch SARS bùng phát, cả anh và vợ đều là những bác sĩ trẻ. Căn bệnh đã làm chết 386 nhân viên y tế, trong đó có 4 bác sĩ, một y tá và ba trợ lý. Song cặp đôi chia sẻ, họ cảm thấy lo ngại về Covid-19 hơn là SARS.
"Hồi đó, tình huống không như thế này. Chính phủ đã tạo ra cảm giác ngờ vực", cô nói.
Nhiều y bác sĩ thậm chí đã đình công để gây áp lực, kêu gọi các nhà lãnh đạo phải đóng cửa biên giới đối với Trung Quốc đại lục. Trong khi đó, giấy vệ sinh trở nên khan hiếm.
Đối với nhiều người Hong Kong, SARS đi qua để lại bài học về sự lây lan nhanh chóng cũng như những ảnh hưởng của một căn bệnh đến cuộc sống thường ngày. Họ cũng nhận ra rằng, đôi khi biện pháp đơn giản có thể trở thành phao cứu sinh trong tình cảnh ngặt nghèo.
"Chúng tôi được chứng kiến hậu quả của SARS. Chúng tôi đã thấy nhiều người chết. Giờ thì tôi biết sợ", bác sĩ Pierre nói.
Con gái của Pierre và món quà mừng ngày bố trở về nhà. Ảnh: NY Times
Trở về sau 14 ngày tự cách ly, anh nhận được món quà của các con, một bức vẽ chính mình cùng trái tim màu hồng.
"Tôi rất vui vì được về nhà", anh nói. Song bác sĩ Pierre vẫn đeo khẩu trang và tránh ôm các con.
Hôm 17/2, giới chức Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm gần 1.300 nhân viên y tế dương tính với virus corona, tăng đột biến so với con số được đưa ra trước đó vào vào buổi họp 14/2, đưa tổng số lên hơn 3.000.
Tính tới ngày 21/2, thế giới ghi nhận 76.202 người nhiễm bệnh và 2.247 ca tử vong. 11 người chết bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Philippines, Đài Loan, Hong Kong và Iran.
Thục Linh
Theo NY Times/VNE
Cắt tóc miễn phí cho cảnh sát giữa vòng phong tỏa Du Zeyu cùng đồng nghiệp mang đồ nghề đến cắt tóc miễn phí cho cảnh sát huyện Diêm Đình, Tứ Xuyên khi các salon đóng cửa vì virus corona. Khắp Trung Quốc, cuộc sống vẫn chưa thể trở lại bình thường khi nhiều cửa hàng, doanh nghiệp vẫn đóng cửa nhiều tuần sau kỳ nghỉ Tết, do lệnh phong tỏa nhằm ngăn dịch...