Tổng thống Pháp Macron tìm cách tháo ngòi nổ khủng hoảng chính trị
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi đối thoại xây dựng liên minh đa số tuyệt đối tại Quốc hội Pháp sau kết quả bầu cử vòng 2 đầy bất ngờ ngày 19/6, nhằm tránh một cuộc khủng hoảng chính trị.
Một ngày sau kết quả đầy bất ngờ tại vòng 2 cuộc bầu cử Quốc hội, chính phủ mới thành lập cách đây 1 tháng của Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne bắt đầu có những biến động lớn. Bộ trưởng Y tế Brigitte Bourbuignon ngày 20/6 đã tuyên bố từ chức sau khi nhận thất bại tại cuộc bầu cử. Số phận tương tự cũng đang chờ đợi Bộ trưởng Bộ trưởng phụ trách việc Chuyển đổi sinh thái Amélie de Montchalin và Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề Biển, bà Justine Benin trong ít ngày tới.
Thủ tướng Elisabeth Borne cũng đã quyết định huỷ phiên họp Hội đồng bộ trưởng dự kiến sẽ diễn ra hôm nay. Tương lai của nữ Thủ tướng Pháp cũng bị đặt dấu hỏi khi ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi bà từ chức. Đảng “Nước Pháp bất khuất” nằm trong liên minh cánh tả “Nhân dân Xã hội và Sinh thái mới” (NUPES) tuyên bố sẽ đệ trình kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của bà Borne khi Quốc hội Pháp nhóm họp vào ngày 5/7 tới.
Trong nỗ lực tìm kiếm liên minh đa số tuyệt đối, Phủ Tổng thống Pháp tối 20/6 ra thông báo Tổng thống Emmanuel Macron mời đại diện của tất cả các lực lượng chính trị tại Quốc hội khoá tới đến điện Élysée đối thoại trong hai ngày hôm nay (21/6) và ngày mai (22/6) để tránh nguy cơ về một cuộc khủng hoảng chính trị.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macro và Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne. Ảnh: Le Monde
Video đang HOT
Cho đến nay, ý định liên minh với đảng cánh hữu “Những người Cộng hoà – LR” để xây dựng đa số tuyệt đối tại Quốc hội vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Chủ tịch đảng LR ông Christian Jacob cho biết dù sẽ đến điện Élysée theo lời mời nhưng vẫn sẽ đứng về phe đối lập.
“Chúng tôi sẽ đứng về phe đối lập với chính phủ và ông Emmanuel Macron, điều này đã được chứng minh trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua. Chúng tôi tất nhiên sẽ tiếp tục theo đường lối này và sẽ không có hiệp ước, liên minh hay thoả thuận dưới bất cứ hình thức nào”.
Trong khi đó, liên minh cánh tả NUPES bắt đầu xuất hiện những rạn nứt. Ba đảng trong liên minh là đảng Xã hội, đảng Sinh thái và đảng Cộng sản hôm qua đã bác bỏ đề xuất của đảng “Nước Pháp bất khuất” còn lại về khả năng tiếp tục cùng hoạt động dưới danh nghĩa một nhóm chính trị đối lập duy nhất tại Quốc hội.
Trong trường hợp liên minh cánh tả chia rẽ, đảng “Tập hợp quốc gia – RN” theo đường lối cực hữu sẽ trở thành lực lượng đối lập lớn nhất tại Quốc hội Pháp khoá tới, một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử.
Chủ tịch đảng RN bà Marine Le Pen cho biết sẽ từ chức trong đảng để tập trung lãnh đạo nhóm các nghị sĩ của đảng RN trong Quốc hội nhằm giám sát và hạn chế quyền lực của chính phủ và Tổng thống Macron. Nữ chính trị gia cực hữu cũng cho rằng một cuộc bầu cử Quốc hội mới trước thời hạn là điều hoàn toàn có xảy ra./.
Chân dung nữ Thủ tướng Pháp đầu tiên sau 30 năm
Bà Elisabeth Borne được đặt biệt danh là "bộ trưởng biến những cải cách bất khả thi thành điều có thể".
Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne. Ảnh: Getty Images
Tổng thống Emmanuel Macron ngày 17/5 đã bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne vào cương vị thủ tướng, đánh dấu lần đầu tiên trong 30 năm một người phụ nữ nắm giữ vị trí này trong nội các Pháp.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Jean Castex đã nộp đơn từ chức, mở đường cho một cuộc cải tổ nội các sau khi Tổng thống Macron tái đắc cử hồi tháng 4.
Bà Borne (61 tuổi) sẽ là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm thủ tướng sau 30 năm, kể từ khi bà Edith Cresson đảm nhiệm chức vụ dưới nhiệm kỳ Tổng thống Francois Mitterrand vào đầu những năm 1990.
"Đã đến lúc phải có một người phụ nữ nắm giữ vị trí đó. Tôi biết bà Borne là một người có nhiều kinh nghiệm. Theo tôi đó là một lựa chọn rất tốt", bà Cresson chia sẻ trên kênh truyền hình BFM.
Trong phát ngôn đầu tiên kể từ khi thông tin bổ nhiệm được công bố, bà Borne bày tỏ: "Tôi muốn dành sự kiện này để nói với mọi cô gái rằng 'Hãy theo đuổi ước mơ!'. Không gì có thể ngăn cản cuộc chiến giành vị trí của phụ nữ trong xã hội của chúng ta".
Bộ trưởng Borne được biết đến là một người ủng hộ trung thành của Tổng thống Macron. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Macron, bà Borne đã đảm nhiệm 3 chức bộ trưởng quan trọng, gồm Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Môi trường và Bộ Lao động. Bà nổi tiếng khi triển khai được các chính sách khó khăn, bao gồm cả những cải cách đáng kể đối với hệ thống đường sắt nhà nước, vốn gây ra những cuộc đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Đồng minh của Tổng thống Macron, ông Christophe Castaner đã đặt biệt danh cho bà Borne là "bộ trưởng biến những cải cách bất khả thi thành điều có thể thực hiện được".
Trong thời gian làm Bộ trưởng Môi trường vào năm 2019, bà Borne đẩy mạnh các chính sách thân thiện với xe đạp. Sau đó, bà chuyển sang phụ trách Bộ Lao động và theo dõi các cuộc đàm phán với các công đoàn dẫn đến việc cắt giảm trợ cấp thất nghiệp đối với một số người tìm việc. Dưới thời của bà, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên xuống mức thấp nhất trong 40 năm.
Là một chính trị gia kín tiếng, bà Borne đã ghi dấu ấn với tư cách là một nhà đàm phán mạnh mẽ trước các tổ chức công đoàn trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Macron. Theo một nhân viên cấp dưới giấu tên, bà Borne "là một người nghiện công việc. Bà có thể làm việc xuyên đếm tới 3h sáng và 7h bắt đầu ngày làm việc mới như mọi người".
Với vị trí mới, bà Borne sẽ lãnh đạo chính phủ Pháp triển khai các vấn đề ưu tiên được đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Macron, bao gồm cải cách hưu trí và nhân rộng các chính sách chống biến đổi khí hậu.
Từ lâu phụ nữ đã không giành được nhiều quyền lợi trong nền chính trị Pháp. Họ chỉ được đảm bảo quyền bầu cử và đảm nhận chức vụ từ năm 1944, muộn hơn nhiều so với Đức và Mỹ. Mặc dù cuộc bầu cử tổng thống năm nay đánh dấu mốc trong lịch sử với số lượng ứng cử viên nữ ở vòng sơ bộ, khi có tới 4 trong tổng số 12 người tranh cử là phụ nữ, các câu hỏi liên quan đến quyền phụ nữ hầu như không được đề cập trong chiến dịch tranh cử.
Sau khi trở thành nữ thủ tướng đầu tiên cuả Pháp vào năm 1991, chưa đầy một năm, bà Edith Cresson đã phải nhường ghế cho một người đàn ông. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với báo Journal du Dimanche, bà Cresson (hiện đã 88 tuổi) lên tiếng chỉ trích những hành vi sai trái của giới tinh hoa chính trị Pháp và nói rằng nữ thủ tướng tiếp theo của nước sẽ cần "rất nhiều can đảm".
Pháp có nữ Thủ tướng mới Ngày 16/5, Điện Elysee thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne làm tân Thủ tướng nước này, người phụ nữ đầu tiên nắm giữ cương vị thủ tướng kể từ năm 1992. Tân Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne tại lễ nhậm chức ở Paris, ngày 16/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Paris,...