Tổng thống Pháp Macron đề xuất sửa đổi hiến pháp
Tổng thống Macron vừa đề xuất hai sửa đổi hiến pháp nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày đạo luật cơ bản của nước Pháp được thông qua vào 4/10 /1958.
Tổng thống Emmanuel Macron rời khỏi sân khấu sau bài phát biểu trong lễ kỷ niệm 65 năm Hiến pháp Pháp ở Paris vào ngày 4/10/2023. Ảnh: AFP
Theo tờ Le Monde, ngày 4/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất hai sửa đổi đáng kể đối với Hiến pháp nước này. Sửa đổi đầu tiên mở rộng phạm vi của Điều 11, trong đó mô tả nội dung và phương pháp đề xuất trưng cầu dân ý; và thay đổi thứ hai nhằm giảm bớt các điều kiện thực hiện cái gọi là Trưng cầu Dân ý Sáng kiến chung (RIP). Những sửa đổi này nhằm mục đích cho người dân Pháp thấy rằng Tổng thống là một nhân vật đoàn kết, quan tâm đến việc giải quyết những bế tắc về thể chế, đồng thời đưa ra câu trả lời cho tình trạng bạo lực đô thị đã hoành hành đất nước vào đầu mùa hè.
Tổng thống Macron giải thích rằng hai cuộc cải cách này “cũng sẽ giúp đáp ứng khát vọng dân chủ của thời đại chúng ta”. Trong bài phát biểu của mình, ông đã tìm cách tiếp nối truyền thống của Tướng Charles de Gaulle – người đã truyền cảm hứng cho Hiến pháp hiện tại cũng như đặt nền móng cho nền Cộng hòa thứ năm của Pháp – và thúc đẩy “chủ quyền nhân dân”, thứ “làm chủ mọi diễn biến thể chế của chúng ta”.
Video đang HOT
Một trong những cố vấn của ông Macron cũng nhấn mạnh: “Hiến pháp, văn bản phải trao sức mạnh cho những người nắm quyền lực để điều hành, vừa là một chế độ vừa là một dự án chính trị”.
Sáng kiến của Tổng thống Pháp xuất hiện trong một bối cảnh chính trị cụ thể, trong đó phe cánh hữu và cánh cực hữu đang tranh cãi về phạm vi của cuộc trưng cầu dân ý sẽ được mở rộng để bao gồm cả vấn đề nhập cư. Điều 11 của Hiến pháp Pháp hiện hạn chế trưng cầu dân ý trong phạm vi các điều ước quốc tế và những cải cách ảnh hưởng đến cơ quan công quyền và chính sách kinh tế, xã hội, môi trường. Giống như cựu Tổng thống theo đường lối xã hội chủ nghĩa Franois Mitterrand, người từng bị vướng vào “cuộc chiến” giữa trường công và tư hồi năm 1984, ông Emmanuel Macron có kế hoạch mở rộng phạm vi trưng cầu dân ý sang các vấn đề xã hội, từ đó đề xuất hình thức “trưng cầu dân ý” về vấn đề nhập cư. Nỗ lực của cựu Tổng thống Franois Mitterrand đã thất bại vào năm 1984, khi Hạ viện và Thượng viện Pháp không thể đạt được thỏa thuận.
Cộng hòa Pháp là một trong những nước có lịch sử lập hiến phong phú nhất thế giới. Lịch sử này bắt đầu từ cuộc Cách mạng 1789, trải qua 12 chế độ chính trị với 16 bản hiến pháp khác nhau trước khi đạt tới chế độ chính trị ổn định từ năm 1958 với nền Cộng hòa thứ năm hiện nay.
Hiến pháp hiện tại của Pháp được thông qua vào ngày 4/10/1958. Nó thường được gọi là Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ năm, thay thế Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ tư năm 1946 ngoại trừ lời mở đầu.
Hiến pháp mới do Michel Debré soạn thảo nhưng Tướng Charles de Gaulle là động lực chính trong việc giới thiệu văn bản này và khai trương nền Cộng hòa thứ năm. Kể từ khi khai sinh, hiến pháp của Pháp đã được sửa đổi 24 lần.
Lời mở đầu của hiến pháp nhắc lại Tuyên bố về Nhân quyền và Công dân năm 1789 và xác lập nước Pháp là một quốc gia thế tục và dân chủ, có chủ quyền từ nhân dân. Hiến pháp hiện hành coi sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước, dân chủ, phúc lợi xã hội và tính không thể chia cắt là những nguyên tắc cốt lõi của nhà nước Pháp.
Bầu cử quốc hội Pháp: Liên minh của Tổng thống Macron chiến thắng sít sao tại vòng 1
Liên minh trung dung của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã giành chiến thắng trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử quốc hội với cách biệt sít sao trước khối cánh tả của ông Jean-Luc Melenchon và có khả năng sẽ tiếp tục dẫn đầu trong vòng hai diễn ra vào cuối tuần này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở cuộc họp báo tại Paris ngày 7/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả kiểm phiếu cuối cùng được Bộ Nội vụ Pháp công bố, liên minh "Chung sức" của Tổng thống Macron bất ngờ vượt lên và giành được 25,75% số phiếu ủng hộ, trong khi liên minh cánh tả "Nhân dân Xã hội và Sinh thái mới" (NUPES) của ông Melenchon đứng thứ hai với 25,66%.
Liên minh của Tổng thống Macron có vị trí tốt để đảm bảo giành số ghế đa số lớn nhất trong cuộc tranh cử và cơ chế bỏ phiếu hai vòng ở Pháp, vốn được thiết kế để mang lại sự ổn định chính trị, đang tạo ra lợi thế cho khối của Tổng thống Macron.
Trước đó, người phát ngôn của chính phủ, bà Olivia Gregoire cho rằng cần phải đợi tới khi cuộc bầu cử kết thúc mới có thể đánh giá chính xác bởi theo kết quả của các cuộc thăm dò thì Tổng thống Macron vẫn có khả năng mất quyền lực trong quốc hội.
Theo dự báo của cơ quan thăm dò Elabe, Liên minh "Chung sức" sẽ giành được từ 260 đến 300 ghế trong quốc hội, trong khi phe cánh tả sẽ giành được 170 đến 220 ghế.
'Cuộc khủng hoảng Pháp' của EU ở châu Phi Quyết định rút 1.500 quân khỏi Niger của Pháp để lại một lỗ hổng trong nỗ lực của Mỹ và EU nhằm chống lại lực lượng nổi dậy cực đoan kéo dài hàng thập kỷ, đồng thời có thể tăng cường ảnh hưởng của Nga trên các vùng đất rộng lớn ở Tây Phi. Ngày càng có nhiều người dân châu Phi phản...