Tổng thống Pháp lần đầu tiên thừa nhận vụ thảm sát Tây Phi năm 1944
Trong bức thư gửi chính quyền Senegal, Tổng thống Macron thừa nhận sự thật đau lòng này ngay trước dịp kỷ niệm 80 năm sự kiện Thiaroye.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong cuộc họp báo. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 28/11/2024, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu tiên chính thức gọi vụ giết hại các binh sĩ Tây Phi vào năm 1944 là một “cuộc thảm sát”. Trong bức thư gửi chính quyền Senegal, ông Macron thừa nhận sự thật đau lòng này ngay trước dịp kỷ niệm 80 năm sự kiện Thiaroye, một bóng tối ám ảnh lịch sử quan hệ giữa Pháp và các thuộc địa cũ của mình.
Ngày 1/12/1944, tại làng chài Thiaroye, ngoại ô thủ đô Dakar của Senegal, từ 35 đến 400 binh sĩ Tây Phi trong đơn vị Tirailleurs Sénégalais – lực lượng lính bộ binh thuộc địa của quân đội Pháp – đã bị chính quân đội Pháp sát hại. Những người lính này vừa trở về sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nơi họ chiến đấu vì nước Pháp trong trận chiến năm 1940.
Theo các tài liệu lịch sử, căng thẳng đã nổ ra trong những ngày trước sự kiện này khi các binh sĩ Tây Phi yêu cầu được trả đầy đủ lương và quyền lợi chính đáng. Tuy nhiên, vào ngày định mệnh đó, quân Pháp đã bao vây, tước vũ khí và nổ súng sát hại các binh sĩ của chính mình.
Sự thật bị lãng quên
Video đang HOT
Thảm kịch Thiaroye từ lâu bị che giấu hoặc lãng quên trong ký ức lịch sử chính thống của Pháp. Sự kiện này gợi lên những câu hỏi đau xót về cách nước Pháp đối xử với những người lính thuộc địa, những người đã hy sinh vì một đất nước mà họ không thực sự thuộc về.
Trong bức thư của mình, Tổng thống Macron nhấn mạnh: “Pháp cần phải thừa nhận rằng, vào ngày đó, sự đối đầu giữa những binh sĩ đòi hỏi quyền lợi chính đáng và chính quyền đã kích hoạt một chuỗi sự kiện dẫn đến một cuộc thảm sát”.
Ông cũng cam kết sẽ hỗ trợ quá trình làm rõ sự thật, bao gồm việc theo dõi hoạt động của Ủy ban Khôi phục Sự kiện, do giáo sư Mamadou Diouf đứng đầu.
Lời kêu gọi sự hối lỗi và công lý
Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye hoan nghênh bước đi của ông Macron, coi đây là cơ hội để làm sáng tỏ sự thật và khép lại vết thương lịch sử. “Chúng tôi đã chờ đợi rất lâu để khép lại câu chuyện này,” Faye nói, đồng thời kêu gọi Pháp có cam kết “chân thành và toàn diện”.
Tuy nhiên, sự hối lỗi này diễn ra trong bối cảnh ảnh hưởng của Pháp tại Tây Phi đang suy giảm. Sau các cuộc bầu cử quốc hội tại Senegal, Tổng thống Faye đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ để thúc đẩy các cải cách, trong đó có việc giảm phụ thuộc kinh tế vào các công ty nước ngoài, bao gồm Pháp.
Quá khứ và hiện tại đan xen
Sự kiện Thiaroye không chỉ là một nỗi đau trong lịch sử mà còn là lời nhắc nhở về di sản thuộc địa và những bất công kéo dài. “Lịch sử không thể bị xóa nhòa”, ông Faye nhấn mạnh khi nói về sự hiện diện quân sự của Pháp tại Senegal – một dấu ấn còn sót lại của thời kỳ thuộc địa.
Lời xin lỗi của Tổng thống Pháp Macron, dù muộn màng, mở ra cơ hội để đối thoại về những trang sử đen tối này, không chỉ giữa Pháp và Senegal mà còn trong mối quan hệ giữa các quốc gia từng bị thuộc địa hóa và các đế quốc cũ.
Nhiều nước cam kết viện trợ cho Liban
Ngày 24/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết quốc gia châu Âu này cam kết cung cấp gói hỗ trợ 100 triệu euro (108 triệu USD) giúp Liban.
Phụ nữ và trẻ em sơ tán tránh xung đột tại cửa khẩu biên giới Masnaa, Liban. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu khai mạc Hội nghị về Liban do Pháp tổ chức, Tổng thống Macron nhấn mạnh rằng cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah đã khiến trên 1 triệu người phải di dời ở cả Israel và Liban, trên 2.500 người thiệt mạng và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó, "viện trợ lớn" là điều cần thiết trong thời gian tới để hỗ trợ không chỉ cho hàng trăm nghìn người phải di dời mà còn dành để trợ giúp các cộng đồng tiếp nhận họ.
Trong khuôn khổ hội nghị này, Đức tuyên bố viện trợ bổ sung 96 triệu euro (103 triệu USD) vào các quỹ cứu trợ nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại Liban.
Phía Pháp hy vọng các cam kết viện trợ tài chính của những quốc gia và tổ chức tham dự hội nghị sẽ huy động được 426 triệu USD mà Liên hợp quốc (LHQ) cần để triển khai hoạt động viện trợ nhân đạo tại Liban.
Trước đó, Italy đã công bố khoản viện trợ mới trị giá 10 triệu euro dành cho quốc gia Trung Đông này.
Theo báo cáo từ Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) tại Liban, khoảng 441.700 người đã phải rời khỏi quốc gia Trung Đông này sau khi Israel phát động chiến dịch quân sự chống Phong trào Hezbollah của người Hồi giáo dòng Shiite vào cuối tháng 9.
Báo cáo nêu rõ, kể từ ngày 23/9, trên 425.000 người đã rời Liban sang Syria; 16.700 người sơ tán đến Iraq. Hiện khoảng 191.900 người đang nương náu tại 1.100 nơi trú ẩn, trong đó 901 điểm đã quá tải.
Hôm 23/9, Israel đã phát động chiến dịch tấn công mang tên "Mũi tên Phương Bắc", nhắm vào các cơ sở quân sự của Hezbollah, thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Liban. Đến rạng sáng 1/10, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thông báo bắt đầu chiến dịch trên bộ tại các khu vực biên giới ở miền Nam Liban.
Pháp xúc tiến thành lập chính phủ mới Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thảo luận với lãnh đạo các chính đảng chủ chốt để tiến tới thành lập chính phủ mới sau khi không có đảng phái nào giành được thế đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội (Hạ viện) hồi tháng trước. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Paris ngày 8/3/2024. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo...