Tổng thống Pháp khẳng định không cần phong tỏa người chưa tiêm vaccine
Ngày 18/11, Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định Pháp không cần áp đặt phong tỏa đối với những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 như nhiều quốc gia châu Âu khác, theo đó, ông nhấn mạnh hiệu quả của việc áp dụng thẻ thông hành y tế ở nước này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Thời gian qua, châu Âu trở lại thành điểm nóng dịch COVID-19 khiến một số nước như Đức, Áo tái áp đặt các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh trước thềm Giáng sinh, trong đó có các biện pháp phong tỏa đối với những người chưa tiêm vaccine.
Trả lời phỏng vấn tờ La Voix du Nord, Tổng thống Macron cho rằng những nước áp đặt quy định nghiêm ngặt đối với những người chưa tiêm vaccine là những nước chưa thực hiện thẻ thông hành y tế. Pháp đã áp dụng thẻ thông hành y tế, do đó không cần áp đặt các biện pháp này. Tại Pháp, để dùng bữa tại nhà hàng hay sử dụng dịch vụ tại quán cà phê, rạp chiếu phim, tàu hỏa đường dài, người dân phải có chứng nhận đã tiêm vaccine hoặc xét nghiêm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tổng thống Macron cho biết giới chức y tế Pháp đang xem xét việc tiêm mũi vaccine tăng cường cho tất cả những người đủ điều kiện. Hiện tại Pháp mới chỉ triển khai tiêm mũi vaccine cho những người trên 65 tuổi và nhóm dễ bị tổn thương. Dự kiến, từ tháng 12 tới, việc tiêm mũi tăng cường sẽ được bổ sung vào thẻ thông hành y tế như điều kiện bắt buộc để sử dụng các dịch vụ công cộng.
Video đang HOT
* Tại Hungary, cùng ngày, Chánh văn phòng của Thủ tướng Viktor Orban thông báo nước này sẽ triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường cho tất cả nhân viên y tế, đồng thời áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại hầu hết các địa điểm công cộng trong không gian kín kể từ ngày 21/11.
Theo Chánh văn phòng Gergely Gulyas, những người đủ điều kiện nên tiêm mũi vaccine tăng cường và thời điểm tiêm có thể là 4 tháng sau mũi tiêm thứ hai. Ông nhấn mạnh chỉ có vaccine mới có thể bào vệ người dân trước COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc mới gia tăng.
Liên quan các biện pháp phòng dịch, ngoài quy định bắt buộc đeo khẩu trang, những người đến nhà hàng, rạp chiếu phim, nhà hát phải xuất trình chứng nhận tiêm vaccine hoặc xét nghiệm âm tính.
Hungary ngày 18/11 ghi nhận 10.767 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ cuối tháng 3 vừa qua, và thêm 131 ca tử vong do dịch bệnh này. Số ca mắc theo ngày tại nước này đang gần tiến tới mốc đỉnh 11.265 ca ghi nhận trong làn sóng dịch thứ ba.
Pháp công bố kế hoạch 30 tỉ euro cho 'Nước Pháp 2030'
Ngày 12/10 tại Điện Elysée ở thủ đô Paris, Tổng thống Emmanuel Macron đã chính thức giới thiệu kế hoạch "France 2030" (Nước Pháp 2030), khởi đầu cho kế hoạch phát triển 10 năm tới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trình bày kế hoạch "France 2030" tại Paris, ngày 12/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trong gần 2 giờ, Tổng thống Pháp đã trình bày chi tiết về kế hoạch đầu tư 30 tỷ euro cho 10 lĩnh vực ưu tiên, nhằm "xác định con đường dẫn đến sự độc lập về kinh tế của Pháp và Liên minh châu Âu (EU)", đồng thời "để ứng phó với những thách thức lớn của thời đại".
Trước sự hiện diện của Thủ tướng và các thành viên chính phủ, cùng khoảng 200 sinh viên, học giả, nhà quản lý, chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, Tổng thống Macron đã bắt đầu phần diễn thuyết khi nêu bật những thách thức lớn mà nước Pháp phải đối mặt trong những năm tới.
Theo đó, thách thức về khí hậu đang làm "thay đổi phương tiện sản xuất và tiêu dùng", khiến nước Pháp phải "suy nghĩ lại về các phương pháp thực phẩm tổng hợp". Thách thức về nhân khẩu học, với sự gia tăng số lượng cư dân trên hành tinh đang khiến "các xã hội, trong đó có Pháp, phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số" và cả "áp lực của những cuộc di cư lớn". Tiếp đó, thách thức về bất bình đẳng đã được đẩy nhanh bởi "sự đứt đoạn của nền kinh tế thế giới" và, theo Tổng thống Macron, "khủng hoảng mà chúng ta vừa trải qua đã khiến những thách thức ngày càng to lớn hơn".
Để tạo đà cho phục hồi và phát triển thời gian tới, kế hoạch "France 2030" với tổng ngân sách 30 tỷ euro sẽ được đầu tư vào 10 lĩnh vực ưu tiên trong đó khoảng 8 tỷ sẽ được dành cho quá trình khử carbon và giảm phát thải khí nhà kính của nền kinh tế (phát triển điện hạt nhân, hydro xanh, điện khí hóa trong công nghiệp), 7 tỷ euro cho thiết bị y tế, thực phẩm chức năng và công nghiệp dược phẩm nhằm điều trị ung thư và các bệnh mãn tính, 6 tỷ euro cho linh kiện điện tử và robot, 4 tỷ euro cho giao thông vận tải (ô tô điện hoặc hybride, pin sạch, máy bay carbon thấp), 2 tỷ euro cho nông nghiệp...
Có thể thấy trọng tâm trong kế hoạch 2030 của Tổng thống Macron tập trung vào những lĩnh vực phát thải khí nhà kính. Theo Tổng thống Pháp, việc chuyển đổi trong những lĩnh vực này là cần thiết để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Do vậy, trong tổng số tiền đầu tư, tỉ lệ ngân sách dành cho việc chuyển đổi sinh thái và nỗ lực "khử carbon" của nền kinh tế chiếm khoảng 40%. Con số này thậm chí sẽ lên tới gần 50%, nếu tính cả chi tiêu cho đào tạo.
Một điểm nhấn khác của kế hoạch mới này là đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo Tổng thống Macron, sau các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp đầu tiên và kế hoạch phục hồi nền kinh tế trị giá 100 tỷ đã được triển khai từ năm 2020, kế hoạch "France 2030" được coi là "ngăn thứ ba của tên lửa đẩy", không chỉ để tránh sự sụt giảm về kinh tế, mà còn nhằm tạo công ăn việc làm cho thanh niên, phát huy năng lực của giới trẻ, góp phần tăng sức sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Tổng thống Macron bày tỏ mong muốn trong quá trình phát triển nền kinh tế Pháp vào cuối thập kỷ này, giới trẻ và doanh nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng, và cuộc gặp này cũng nhằm để "hiểu nhau hơn, sống tốt hơn, sản xuất tốt hơn".
Gói đầu tư 30 tỷ euro cho kế hoạch này là một khoản chi đáng kể đối với Pháp. Tuy nhiên, theo Tổng thống Macron, đây là khoản chi tiêu "cần thiết" và "đáng giá" để mang lại tương lai cho nước Pháp.
Ông khẳng định: "Sau khủng hoảng y tế kéo theo tụt hậu về kinh tế-xã hội, giờ là lúc nước Pháp chuẩn bị cho những thành công trong 20, thậm chí 30 năm tới".
Màn trình diễn hòa giải Suốt hơn 1 tháng qua, lãnh đạo Pháp và Mỹ liên tục tiếp xúc với nhau nhằm làm dịu căng thẳng sau cuộc khủng hoảng liên quan tới việc Australia hủy thương vụ mua tàu ngầm với Paris. Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Pháp lần này cũng nằm trong nỗ lực của Washington hàn gắn quan hệ với...