Tổng thống Pháp kêu gọi người dân tích cực tiêm vaccine ngừa COVID-19
Ngày 25/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng trốn tránh tiêm vaccine là biểu hiện của “sự vô trách nhiệm”, đồng thời hối thúc người dân đi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech cho người dân tại Saint-Maur-des-Fossés, ngoại ô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của ông Macron được đưa ra trong bối cảnh tại Pháp diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối quy định về chứng nhận vaccine và việc bắt buộc tiêm vaccine đối với một số nhóm ngành nghề.
Khoảng 160.000 người đã xuống dường biểu tình hôm 24/7, trong đó ở một số thành phố đã nổ ra đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.
Video đang HOT
Phát biểu trước các nhân viên y tế tại một bệnh viên ở Tahiti, Tổng thống Macron nhấn mạnh rằng tất cả các chuyên gia y tế mà ông từng tiếp xúc đều tin tưởng vào hiệu quả của vaccine. Ông nói: “Các bạn coi tự do là việc không tiêm vaccine khi không muốn. Nếu ngày mai bạn lây bệnh cho bố mẹ mình, lây bệnh cho tôi, chúng tôi sẽ trở thành nạn nhân của bạn. Đó không phải tự do, đó là sự vô trách nhiệm, là cố chấp, ích kỷ… Do biến thể Delta, dịch bệnh sắp bùng lên một lần nữa. Thông điệp của tôi rất đơn giản: Hãy tiêm vaccine”.
Trong tháng 7, Tổng thống Pháp đã công bố một loạt biện pháp hạn chế mới để kiểm soát dịch COVID-19. Bắt đầu từ tháng 8, nhà hàng, quán bar, các trung tâm mua sắm, máy bay và tàu chạy đường dài sẽ yêu cầu hành khách phải trình giấy chứng nhận đã được tiêm vaccine hoặc đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, các nhân viên y tế bắt buộc phải tiêm vaccine.
Trong khi đó tại bang Alabama của Mỹ, Thống đốc bang Kay Ivey cho rằng việc số ca mắc COVID-19 tăng trở lại tại bang này có thể là do những người chưa tiêm vaccine. Bà nói: “Gần như 100% các ca nhập viện mới đều chưa tiêm vaccine. Chắc chắn trường hợp tử vong cũng rơi vào nhóm này”.
Theo thống kê, tính đến ngày 22/7, bang Alabama ghi nhận số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày là 1.143 ca, tăng đáng kể so với con số 191 ca của 1 tháng trước. Cơ quan y tế công cộng của bang cho biết 94% các bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện và 96% ca tử vong do COVID-19 tại Alabama kể từ tháng 4/2021 đến nay đều là những trường hợp chưa tiêm vaccine phòng bệnh.
Tổng thống Pháp muốn tiếng Anh không còn là ngôn ngữ làm việc chính của EU
Trong bối cảnh Pháp chuẩn bị đảm nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) vào năm tới, Tổng thống Emmanuel Macron có kế hoạch đưa tiếng Pháp thay tiếng Anh trở thành ngôn ngữ làm việc chính tại tất cả cuộc họp EU ở Brussels.
Phiên họp toàn thể nghị viện EU tại Brussels ngày 26/4/2021. Ảnh: Reuters
Dẫn bài viết trên tờ Politico, đài Sputnik đưa tin tiếng Anh vẫn đang là ngôn ngữ giao tiếp chính tại các cuộc họp cấp cao của EU.
Nguồn tin cho hay Tổng thống Macron hy vọng sẽ thực hiện được quy định mới sau khi Pháp đảm nhiệm vị trí chủ tịch EU trong 6 tháng, từ tháng 1 đến tháng 6/2022. Đây sẽ là nhiệm kỳ đầu tiên của Pháp kể từ thời cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy năm 2008. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập nhà lãnh đạo Macron sẽ không đọc những bức thư do Ủy ban châu Âu (EC) gửi nếu như chúng được soạn thảo bằng tiếng Anh.
"Chúng tôi luôn yêu cầu EC gửi thư được viết bằng tiếng Pháp. Nếu như họ không làm như vậy, chúng tôi sẽ chờ cho đến khi có phiên bản bằng tiếng Pháp rồi mới hồi đáp", Politico dẫn lời một nhà ngoại giao Pháp.
Không chỉ vậy, các biên bản và tài liệu chính thức của EU cũng sẽ được soạn thảo bằng tiếng Pháp. "Mặc dù chúng tôi thừa nhận tiếng Anh vẫn là một ngôn ngữ làm việc và được sử dụng rộng rãi, nhưng nền tảng để một người diễn tả ý bằng tiếng Pháp vẫn được duy trì tại các đơn vị, thể chế của EU. Chúng ta phải tăng cường sử dụng tiếng Pháp, làm ngôn ngữ đó sống lại một lần nữa để tiếng Pháp thực sự lấy lại vị trí, và trên hết là hương vị và niềm tự hào của chủ nghĩa đa ngôn ngữ", nguồn tin cho hay.
Tiếng Pháp hiện là một trong ba ngôn ngữ làm việc của EU, bên cạnh tiếng Anh và tiếng Đức. Là một phần trong kế hoạch mà chính phủ Pháp xem xét, EU có thể dành một phần ngân sách học ngôn ngữ cho các nhà ngoại giao.
Tuy nhiên, động thái thay thế tiếng Anh của phía Pháp đã vấp phải một số chỉ trích từ các nhà chức trách EU. "Rất nhiều đại diện các quốc gia trong EU không hiểu hoặc không nói tiếng Pháp. Hy vọng Pháp sẽ đi theo một phương pháp tiếp cận ngôn ngữ hữu dụng", một nhà ngoại giao giấu tên bày tỏ.
Pháp cho phép người từ 12 tuổi được tiêm vaccine ngừa Covid-19 Ít ngày sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu cho phép tiêm chủng ngừa Covid-19 đối với những người từ 12 đến 15 tuổi bằng vaccine Pfizer-BioNtech, nước Pháp đã thông báo kế hoạch tiêm chủng cho người từ 12 tuổi trở lên kể từ ngày 15/6. Ngày 2/6, một cuộc họp Hội đồng An ninh - Quốc phòng đã diễn ra...