Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh giá thời gian khởi động nhiệm kỳ thứ 2
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 24/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trả lời phỏng vấn báo chí nước này, trong đó đánh giá về 100 ngày “khởi động” nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai của ông.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước công chúng tại một sự kiện ở thành phố Marseille, ngày 26/6/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cuộc phỏng vấn này trùng với thời điểm kết thúc “100 ngày để hòa giải, đoàn kết, kỳ vọng và hành động vì nước Pháp” mà Tổng thống Macron đặt ra hồi giữa tháng 4 vừa qua sau cuộc khủng hoảng hưu trí ở nước này.
Phát biểu trên hai kênh truyền hình TF1 và France 2, Tổng thống Macron tái khẳng định niềm tin đối với Thủ tướng Elisabeth Borne, đồng thời nhắc lại những dự án chính đang chờ đợi chính phủ. Ông khẳng định: “Trong 100 ngày đặc biệt này, Chính phủ và Quốc hội Pháp đã có những bước tiến đáng kể”.
Tổng thống Macron đã liệt kê các dự án thiết yếu mới đối với nền kinh tế Pháp, trong đó có dự luật về việc làm, góp phần mang lại kết quả thực sự về tạo việc làm, tái công nghiệp hóa, tăng sức hấp dẫn và cũng là cơ sở để phát triển hơn nữa năng lượng xanh. Ông cũng đề cập đến dự án khử carbon, cho biết nước Pháp “đã thông qua một văn bản quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển điện hạt nhân trong nước, đặt nền móng cho quy hoạch sinh thái”.
Video đang HOT
Liên quan đến việc sắp xếp lại bộ máy chính phủ, người đứng đầu nước Pháp một lần nữa bày tỏ sự tin tưởng đối với Thủ tướng Elisabeth Borne để bà tiếp tục nắm giữ cương vị này. Ông Macron nêu rõ: “Lựa chọn này xuất phát từ sự tin tưởng, việc đảm bảo sự liên tục và tính hiệu quả của bộ máy chính phủ. Chính phủ đã chủ động xúc tiến việc lựa chọn, quyết định, thông qua các văn bản. Điều này thể hiện sự tin tưởng của Tổng thống đối với chính phủ”.
Về tình hình lạm phát, Tổng thống Macron xác nhận việc kết thúc dần “lá chắn” thuế quan đối với ngành điện lực, cho rằng điều này sẽ dẫn đến việc hóa đơn tiền điện tăng 10% vào đầu tháng 8. Ông cho biết Chính phủ Pháp sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ thích hợp cho những đối tượng cần trợ giúp.
Đối với vấn đề giáo dục, ông Macron một lần nữa cam kết Bộ Giáo dục Pháp sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo mỗi lớp học có một giáo viên phụ trách vào đầu năm học. Tất cả các giáo viên sẽ được trả lương cao hơn và những người sẵn sàng làm nhiều việc hơn sẽ có mức thù lao cao hơn. Bên cạnh các giải pháp cải thiện môi trường mẫu giáo và tiểu học, Tổng thống Macron không quên nhắc đến việc thực hiện đổi mới trường trung cấp nghề. Ông cũng cam kết sẽ tiến hành cải cách kỳ thi tốt nghiệp vốn đang tồn tại nhiều bất cập gây trở ngại đối với việc phát triển nền giáo dục cũng như việc cải thiện quá trình học đại học.
Về vấn đề nhập cư, Tổng thống Macron hy vọng các thành viên đối lập của đảng Cộng hòa hỗ trợ việc xây dựng các văn bản liên quan. Sau đó, Hiến pháp sẽ mở đường để các văn bản này được đưa vào thực thi và Tổng thống sẽ là người chịu trách nhiệm đảm bảo tính hiệu quả của các văn bản.
Tổng thống Macron cũng chủ trương tăng cường sự quan tâm đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong bối cảnh khu vực này đang có những diễn biến căng thẳng.
Pháp cải tổ nội các
Ngày 20/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiến hành cải tổ nội các, theo đó bổ nhiệm một số vị trí bộ trưởng mới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này của Tổng thống Macron được xem là nhằm làm mới hệ thống chính trị sau liên tiếp những khủng hoảng trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.
Cụ thể, ông Gabriel Attal, 34 tuổi, cựu phát ngôn viên của Chính phủ Pháp, đã được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục, thay thế cho ông Pap Ndiaye - người từng là Bộ trưởng gốc Phi đầu tiên của Bộ Giáo dục Pháp. Ông Attal từng là thành viên nội các trẻ tuổi nhất khi chỉ mới 29 tuổi.
Vị trí Bộ trưởng Y tế được giao cho ông Aurelien Rousseau. Ông Rousseau giành được sự tin tưởng trong khoảng thời gian điều hành cơ quan y tế công cộng ở khu vực Paris trong đại dịch COVID-19, trước khi trở thành chánh văn phòng của Thủ tướng Elisabeth Borne vào năm ngoái.
Các gương mặt thành viên nội các mới khác bao gồm ông Philippe Vigier - người sẽ giữ chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề đối ngoại; thị trưởng Dunkirk, ông Patrice Vergriete, giữ chức Bộ trưởng phụ trách Thành phố và Nhà ở; bà Sabrina Agresti-Roubache sẽ giữ chức quản lý, chịu trách nhiệm về các chính sách đô thị. Các vị trí Thủ tướng, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ được giữ nguyên.
Trong cuộc gặp với các nhà lập pháp tối 19/7, Tổng thống Macron nhấn mạnh chính phủ nên có cách ứng phó thận trọng và thấu đáo hơn trong các tình huống có yếu tố bạo loạn, đồng thời cần có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề trước khi soạn thảo chính sách mới.
Giới phân tích nhận định cuộc cải tổ đánh dấu sự thay đổi trong các cơ quan dân sự xã hội của Pháp, cũng phù hợp với cam kết đổi mới chính trị của ông Macron đưa ra năm 2017.
Các thành viên nội các mới đều được cho là có kinh nghiệm trên chính trường. Thông báo của Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết ông Macron sẽ có cuộc họp đầu tiên với nội các mới vào sáng 21/7 (giờ địa phương).
Pháp: Sớm nhất sẽ cải tổ Nội các vào ngày 4/7, thêm một số bộ trưởng mới Ngày 1/7, người phát ngôn Chính phủ Pháp Olivia Gregoire cho biết sau khi liên minh của Tổng thống Emmanuel Macron mất thế đa số tại Quốc hội, việc cải tổ Nội các nước này dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 4 hoặc 5/7 tới. Cử tri Pháp bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa XVI tại Henin-Beaumont, ngày 12/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập

NÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thần

Ông Trump 'kiềm chế', không sa thải cố vấn sau vụ lộ tin nhắn nhóm chat?

Thủ tướng Đan Mạch tới Greenland sau chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ

Chiến sự Trung Đông leo thang nguy hiểm

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trên Thái Bình Dương?

Máy bay Nga bay sát tàu sân bay, Mỹ điều động 2 chiến đấu cơ đối phó?

Mỹ biến căn cứ quân sự thành lò tinh chế khoáng sản ứng phó Trung Quốc?

Mỹ - Nhật - Philippines tập trận tại Biển Đông, nói tàu Trung Quốc tiếp cận
Có thể bạn quan tâm

O Sen Ngọc Mai lần đầu có chia sẻ sau gần 1 năm "ở ẩn" vì vụ việc nhạy cảm
Sao việt
Mới
Xuất hiện 1 ông lớn cố cứu Triệu Lộ Tư giữa bão drama, nhưng làm 1 hành động khiến netizen ngao ngán
Sao châu á
3 phút trước
Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn
Tin nổi bật
22 phút trước
Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước
Lạ vui
1 giờ trước
Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân
Pháp luật
1 giờ trước
Quân đội Ukraine ra mắt đơn vị mới, cân nhắc thành lập lực lượng độc lập chưa từng có

Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa
Nhạc quốc tế
1 giờ trước
HIEUTHUHAI tung teaser MV mới chìm nghỉm giữa tấn drama của ViruSs, sau hơn nửa ngày vẫn chưa lọt Top Trending
Nhạc việt
1 giờ trước
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
2 giờ trước
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn
Netizen
2 giờ trước