Tổng thống Pháp chúc mừng cộng đồng người châu Á nhân dịp Tết Nguyên đán
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, sáng 1/2, tức mùng 1 Tết Nguyên đán tại một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gửi thông điệp chúc mừng Năm mới tới cộng đồng người châu Á tại Pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu ngắn gọn trên tài khoản Twitter, Tổng thống Macron bày tỏ: “Tôi gửi tới các bạn lời chúc tốt đẹp nhất, chúc các bạn hạnh phúc, sức khỏe và thành công. Đại dịch (COVID-19) không cho phép tôi được chào đón các bạn trong một khung cảnh lễ hội, nhưng tôi vẫn thiết tha gửi lời chúc tới các bạn”.
Tổng thống Macron khẳng định Tết nguyên đán là “di sản, mối liên kết” với nước Pháp. Ông cũng nhắc lại rằng rất nhiều gia đình ở Pháp đã kế thừa hoặc duy trì mối liên hệ với các nước châu Á.
Nhân dịp này, nhà lãnh đạo Pháp cũng đồng thời lên án các hành động phân biệt đối xử, phân biệt sắc tộc nhằm vào cộng đồng người châu Á.
Mỹ ủng hộ Pháp thúc đẩy an ninh châu Âu
Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Pháp thúc đẩy hợp tác an ninh giữa các nước châu Âu khi gặp Tổng thống Macron, sau căng thẳng vì thỏa thuận tàu ngầm.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cuộc thảo luận tại Paris hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng Washington "chắc chắn ủng hộ các sáng kiến quốc phòng và an ninh của châu Âu".
"Chúng tôi coi đó là sự bổ sung cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cam kết của Tổng thống Joe Biden đối với NATO, như mọi người đều biết, là vô cùng chắc chắn", quan chức này cho hay, nói thêm rằng Macron cũng nhất trí mọi sáng kiến mới của châu Âu đều không nên đối lập với NATO.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại một sự kiện ở Pittsburgh, bang Pennsylvania, hôm 30/9. Ảnh: Reuters .
Cuộc họp kéo dài khoảng 40 phút giữa Blinken và Macron vốn không có trong lịch trình hai ngày thăm Paris của Ngoại trưởng Mỹ. Đây được coi là nỗ lực hàn gắn quan hệ với Pháp, sau khi Australia hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá 40 tỷ USD với nước này để theo đuổi thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ và Anh có tên AUKUS.
Macron tỏ ra vô cùng tức giận về quyết định của Canberra, khi ra lệnh triệu hồi các đại sứ Pháp tại Mỹ và Australia, động thái chưa từng có trong lịch sử quan hệ giữa Paris và Washington. Các quan chức Pháp cũng gọi AUKUS là "cú đâm sau lưng", đồng thời coi đây là hồi chuông cảnh tỉnh EU rằng nên xây dựng năng lực quân sự riêng trong khuôn khổ NATO.
Ngoài Macron, Blinken còn gặp người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian và Emmanuel Bonne, cố vấn ngoại giao của Tổng thống Pháp. Nguồn tin cho hay các cuộc gặp diễn ra "vô cùng thân mật" và tập trung vào hợp tác trong tương lai, thay vì đề cập đến AUKUS. Điện Elysee cũng cho biết chuyến thăm của Blinken sẽ góp phần "khôi phục lòng tin" giữa các bên.
"Tổng thống Macron nhấn mạnh việc biến đây thành cơ hội để làm sâu sắc và tăng cường hợp tác từ châu Âu - Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và cả châu Phi", quan chức giấu tên cho biết, nói thêm rằng hai bên nhất trí vẫn còn rất nhiều việc phải làm đối với mối quan hệ.
Biden sẽ bác bỏ 'Chiến tranh Lạnh mới' Một quan chức Mỹ cho hay Biden sẽ phản bác ý kiến Washington đang lao vào "Chiến tranh Lạnh mới" trong bài phát biểu đầu tiên trước Liên Hợp Quốc. "Tổng thống Biden ngày mai sẽ truyền thông điệp rằng ông không tin vào khái niệm Chiến tranh Lạnh mới, thế giới bị chia rẽ thành nhiều khối. Ông tin vào cạnh tranh...