Tổng thống Pháp cảnh báo việc Hy Lạp đàm phán nợ
Tổng thống Pháp Hollande cho biết, vai trò của Pháp là tìm một giải pháp, đóng góp cho một thỏa thuận giữa Hy Lạp và châu Âu.
Trong bối cảnh chính phủ mới của Hy Lạp đang loay hoay thuyết phục các chủ nợ đồng ý đàm phán lại các điều khoản của chương trình cho vay 240 tỷ euro và khoản nợ liên quan đến chương trình này, Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 5/2 cảnh báo, bất kỳ thỏa thuận nào giữa Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu nhằm giúp nới lỏng gánh nặng nợ nần của Athens, cũng cần phải tôn trọng các cam kết trước đây của Hy Lạp và các qui tắc của châu Âu.
Ông Hollande cho biết, vai trò của Pháp là tìm một giải pháp, đóng góp cho một thỏa thuận giữa Hy Lạp và châu Âu. Tuy nhiên, thỏa thuận này cần phải được dựa trên sự tôn trọng cuộc bỏ phiếu tại Hy Lạp và tôn trọng các qui tắc cũng như các cam kết với châu Âu.
Ông Hollande (ảnh: 3news) Tân Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Bộ trưởng Tài chính Varoufakis đang có chuyến công du tới một loạt nước châu Âu trong tuần này nhằm tìm kiếm đồng minh trong chiến dịch chống thắt lưng buộc bụng và tìm cách đàm phán lại về chương trình trả nợ với các chủ nợ quốc tế. Tuy nhiên, Thủ tướng Hy Lạp sẽ không dễ gì có thể thuyết phục các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro ủng hộ ông trong việc này.
Trước đó, Đức, quốc gia lâu nay vẫn phản đối nới lỏng các điều kiện cứu trợ đã lên tiếng khẳng định Berlin không chấp nhận bất kỳ thay đổi đơn phương nào về chương trình cứu trợ vỡ nợ dành cho Hy Lạp.
Trong khi đó, mặc dù cho rằng Hy Lạp và châu Âu có thể đạt được một giải pháp cùng có lợi nhằm vực dậy tăng trưởng kinh tế và nới lỏng thời hạn trả nợ nghiêm ngặt, song phát biểu trong cuộc gặp với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras vào ngày 4/2, Thủ tướng Italia Matteo Renzi cũng thừa nhận rằng, Italia và Hy Lạp có quan điểm khác nhau về một số vấn đề, đồng thời nhấn mạnh, tất cả các nước đều cần phải thực hiện các cải cách.
Video đang HOT
Ngay bản thân Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Varoufakis cũng cho biết không kỳ vọng kế hoạch hoán đổi nợ sẽ nhận được sự chấp thuận của các chủ nợ./.
Lệ Chi Theo Reuters
Theo_VOV
Thương vụ Mistral: Diễn biến bất ngờ
Nga chấp nhận cả hai phương án: hoặc là tàu hoặc là tiền để giải quyết bất đồng giữa Nga và Pháp xung quanh thương vụ tàu chiến Mistral.
Ngày 8/12, cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Kremlin cho hay, Nga sẽ chấp nhận tiền đền bù hoặc Pháp phải bàn giao hai tàu chở trực thăng lớp Mistral.
"Cả hai phương án đều chấp nhận được với chúng tôi - hoặc là tàu hoặc là tiền. Tiền đã bỏ ra phải được thu hồi", ông này nói.
Phát biểu của vị quan chức Điện Kremlin được đưa ra hai ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với người đồng cấp Pháp Francois Hollande. Khi đó, phát biểu với báo giới, ông Hollande đã nói rằng: "Cuộc gặp gỡ được diễn ra đúng thời điểm và vào bối cảnh cần thiết, chắc chắn sẽ mang lại kết quả trong những ngày tới đây". Lựa chọn của Nga như phát biểu của vị quan chức trên có thể coi là "kết quả" của cuộc gặp gỡ bất ngờ này.
Tổng thống Pháp Hollande và Tổng thống Nga Putin trong cuộc hội đàm tại Mátxcơva
Còn nhớ, trong cuộc hội đàm kéo dài khoảng 2 giờ giữa nguyên thủ hai nước Nga-Pháp, họ tuyệt nhiên không nhắc đến vấn đề Paris bàn giao chiến hạm Mistral cho Mátxcơva mà chỉ trao đổi thông tin về những gì đang xảy ra ở Ukraine.
Ông Putin thông báo với phóng viên: Cả Pháp và Nga đều ủng hộ chấm dứt ngay lập tức việc đổ máu, việc tìm những giải pháp để tiến lại gần nhau, trong đó có vấn đề khôi phục không gian chính trị duy nhất (ở Ukraine)".
"Tất nhiên là chúng tôi đã nói về sự cần thiết phải khôi phục lại quan hệ kinh tế giữa khu vực đông nam với phần còn lại của Ukraine, bởi vì cả hai phần của lãnh thổ này đều cần đến nhau, bởi phần lớn năng lượng của Ukraine từ đầu đã được xây dựng trên nguồn than của phía đông, rồi cuối cùng cũng cần phải khôi phục những mối liên lạc kinh tế, cần gửi than đến đó và nhận điện về, cần thiết lập hoạt động bình thường cho các tổ chức tài chính", ông Putin nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Putin còn thảo luận với tổng thống Hollande về mối quan hệ song phương, vấn đề giải quyết tình hình ở Syria, tiến trình xung quanh chương trình hạt nhân của Iran.
"Cuộc hội đàm của chúng tôi bàn về một loạt những chủ đề khác nhau, có thể nói là buổi nói chuyện mang tính xây dựng và có nội dung", Tổng thống Nga kết luận.
Về thương vụ Mistral, ông Putin khẳng định "không nhắc đến nó" và "hợp đồng thương thảo có tồn tại, và đó là một văn bản pháp lý. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng thương vụ sẽ diễn ra thuận lợi".
Tương tự, Tổng thống Pháp cũng cho biết: "Trong cuộc hội đàm, chúng tôi không đưa ra giải pháp cho vấn đề Mistral bởi nó không có nhiều ý nghĩa và cả hai đều biết câu trả lời".
"Do đó chẳng có gì ngạc nhiên khi sau cuộc hội đàm, ông Vladimir Putin có nhắc đến "bồi thường" trong trường hợp thương vụ bị hủy", ông nói.
Rõ ràng, cả Nga và Pháp đều thấy không cần thiết phải bàn về thương vụ Mistral bởi cả hai nước biết rõ mình cần gì.
Pháp đã hoãn vô thời hạn việc chuyển giao chiếc đầu tiên trong số hai chiến hạm Mistral cho Nga. Theo hợp đồng ký hồi tháng 6/2011, 2 con tàu Mistral trị giá 1,6 tỷ USD. Dự tính, nếu phá vỡ hợp đồng, Paris sẽ phải trả tiền đền bù lên tới 3 tỷ USD.
Theo NTD
Thế giới tăng cường các nỗ lực đối phó đại dịch Ebola Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, virus Ebola đã cướp đi sinh mạng của 4.493 người. Đại dịch Ebola cướp đi sinh mạng của gần 4.500 người hiện được xem là cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Chính phủ Mỹ và nhiều nước phương Tây đã gia tăng...